Khai thác rau ở tầng không gian - trồng rau leo giàn

Hình đại diện Khai thác rau ở tầng không gian - trồng rau leo giàn
Hình đại diện Khai thác rau ở tầng không gian - trồng rau leo giàn

Reo leo giàn, rau lấy quả : rất phổ biến, hầu hết các hộ có vườn nhà ở nông thôn đều có ở thị trấn, thị xã, nhất là vùng ven đô cũng có tới 30 – 40% hộ gia đình đều tạo điều kiện trồng để có loại rau leo giàn ăn quả.

Loại rau này thuận lợi, vừa tận dụng được đất dai vừa sử dụng được khoảng trống không gian lưng chừng tại vườn nhà.

Ở phía dưới là nơi râm mát để các cháu vui chơi và sử dụng mặt đất , rồng rau gia vi loại chịu cớm râm hoặc để các dụng cụ sản xuất như cày bừa, cuối cào, xe bò để tạm khi đi làm về.

Rau leo giàn cho sản phẩm quả là thực phẩm dễ cất giữ, để được lâu, ăn dần quanh năm nhất là thời gian rau giáp hạt.

Là loại rau ít sâu bệnh, nhất là khi hình thái quả có vỏ cứng, sâu bệnh khó xâm nhập gây hại.

Rau leo giàn có nhiều loại, mùa nào rau đó.

Là loại trồng vồng hết ít diện tích đất, dễ chăm sóc, dễ bảo vệ an toàn nhất là khi sử dụng, vì có lớp vỏ bao bọc.

Các loại rau leo giàn như : bầu đất, bí đỏ, su su mướp, đậu ván, bí xanh.

Cùng một giàn, các loại rau trồng, leo giàn, gối tiếp trong năm, mùa nào giống đó trên giàn luôn có rau leo và cho quả kế tiếp nhau.

Rau leo giàn vụ đông xuân : bí ngô, bí xanh, bầu đất, su su, đậu ván rồi tiếp đến dưa chuột, mướp và các loại rau leo giàn lấy quả khác trong hè thu. Do đó nhà nào cũng cần làm giàn, trồng các loại rau leo giàn, vì nó rất tiện lợi như ít diện tích đất, tận dụng được ánh sáng tầng không khí, ánh sáng không gian trong vườn và rau leo giàn rất có hiệu quả.

Muốn có rau leo giàn trước hết chọn nơi trồng và giàn leo thích hợp.

Vị trí trồng

Các loại rau leo giàn trồng vồng thường chiếm ít diện tích. Khi cây có 2 – 4 lá thật cần chăm sóc tưới nước, cắm que chuẩn bị giàn cho thân leo, tua bám cuốn.

Nhưng diện tích giàn cho leo lại rộng gấp nhiều lần là nơi giàn hứng được nhiều ánh sáng. Do đó vị trí trồng có liên quan tới vị trí làm giàn nơi rau leo để rau có điều kiện sinh trưởng và phát triển mạnh trên giàn, rau có điều kiện ra hoa, đậu quả nhiều.

Làm giàn tốt hoặc xấu, thích hợp hay chưa thỏa mãn cho rau, đều có ảnh hưởng xấu hoặc tốt tới quá trình ra hoa đậu quả của rau.

Giàn đẹp là tô thắm vẻ đẹp cho nhà, cho vườn.

Làm giàn tìm nơi dưởi giàn sử dụng được khoảng trống khỏi lãng phí đất.

Ngõ vào sân giếng, bìa sân, dưới giàn sử dụng trồng các loại rau ưa râm chịu rợp như rau lốt, rau dấp, mùi tàu hoặc cây làm thuốc (địa liền) đơn giản hơn ở vườn nhà là làm giàn cho rau leo sau hoặc trên mái chuồng lợn, chuồng bò giàn cao hơn mái nhà từ 20 – 30 cm trở lên, hoặc làm giàn xuống ao, cao hơn mặt nước ổn định. Tùy loại quả dài hay ngắn để khi quả phát triển quả không bị ngâm trong nước. Đó là các vị trí thường làm giàn và trồng rau leo giàn tận dụng khoảng trống không gian để phát triển rau lấy quả ở vườn nhà.

Làm giàn cho rau leo

Làm giàn cho các loại rau leo lấy quả cần đạt 2 yêu cầu :

Giàn có độ cao thích hợp, không bị đổ khi có giàn to hoặc cây leo khi có thân lá, nhánh quả nặng bị đi gãy.

Giàn dẹp cò tính thẩm mỹ, làm đẹp ngõ ra vào góc sân góc ao tô thắm cho cảnh đẹp vườn nhà.

Giàn cần có bộ khung, cột và bộ xà gác ngang dọc chắc giàn phải làm xong trước khi cây leo vươn lên tới giàn, độ cao của giàn thường từ 1,8 – 2,5m (tùy điều kiện và vị trí làm). Những nơi hay qua lại cần cao hơn 2 – 2,8m. Song nếu làm quá cao gió thường di làm giàn lung lay, đổ khó thu hái, thấp dưới tầm thấp người đi lại sẽ gặp khó khăn, cho việc qua lại, sinh hoạt hàng ngày.

Mỗi giàn cần 4-6 cột rắn chắc trên có các đà gác ngang dọc bằng tre, luồng, hay bạch đàn… xen kẽ có các loại que nhở tạo cho tua cuốn, thân leo bám, cuốn để nhánh vươn lên trên giàn.

Kinh nghiệm cho thấy giàn làm bằng cột thép, xi măng làm 10 năm (từ 1989 tới nay) bộ cột vẫn tốt chỉ cần thay cột gác ngang, dọc và một số cái đã bị mục.

Giàn để kế tiếp các vụ rau leo liên tiếp trong năm chỉ tu bổ khi hết vụ thu hái. Giàn ít khi di chuyển.

Như su su sắp tàn, trồng mướp kế vào. Khi mướp sắp lên giàn thì đỡ thân nhánh, lá su su đã khô thu dọn để mướp leo tiếp vào giàn. Xóm trai Mã Muông (Yên Định) có tới 90% có hộ rau leo giàn.

Mỗi hộ vườn nhà cần có 1 – 2 giàn để có rau quả ăn quanh năm.