Cách trồng rau muống

Hình đại diện Cách trồng rau muống
Hình đại diện Cách trồng rau muống

Trồng rau muống nước có điểm khác với trồng rau muống cạn: rau muống nước không trồng bằng hạt mà chỉ trồng bằng nhánh.

Đặc điểm của rau muống

Cây rau muống (lmpomoea aquatiaca), loài cây thảo sông lâu năm, họ Khoai lang (Comvolvalceae) bò trên đất hay trên mặt nước, có rễ ở mắt (đốt thân), thân rỗng, không lông. Lá hình tam giác hay đầu mũi tên. Hoa trắng hay tím. Quả nang chứa 4 hạt có lông màu hung.

Rau muống có nguồn gốc nhiệt đới châu A, khu vực Nam và Đông Nam Á, nhiệt đới châu Phi, Trung Á, Nam Mỹ và châu Đại Dương.

Là cây ngắn ngày, sinh trưởng nhanh, cho năng suất cao, sống được ở nơi nhiệt độ cao và đủ ánh sáng.

Trong 100g rau muống có 78,2g nước; 2,7% protein; 85,0 mg canxi; 31,5mg phôtpho; 1,2mg sắt và 20mg vitamin C.

Tùy theo điều kiện trồng mà chia ra các loại:

Rau muống ruộng có 2 giống rau trắng và rau đỏ. Rau trắng thường trồng trên cạn, kém chịu ngập. Rau muống đỏ trồng được cả trên cạn và dưới nước ngập, nhiệt độ ao 20 – 30°c.

Rau muống phao: rau cấy xuống bùn, cho ngọn nổi lên trên mặt nước, cắt ăn quanh năm.

Rau muống bè: thả rau quanh nắm trên mặt nước, dùng tre cố định ở một chỗ nào đấy trên ao, sông, lạch, ruộng nước.

♦ Rau muống thúng: trồng rau vào thúng đất, để thúng đất lên giá cắm ở ao sâu để thúng nổi lên 1/4 cho rau bò khắp mặt ao.

Các cách trồng rau muống

Có thể trồng rau muống trên nhiều loại đất: đất sét, đất cát, đất pha cát, ẩm giàu mùn hoặc được bón phân hữu cơ, có độ pH = 5,3 – 6,0. Có nhiều cách trồng rau muống.

Trồng rau muống cạn

Thời vụ:

Có thể trồng rau muống cạn bằng hạt hoặc bằng nhánh bánh tẻ, cắt từ cây rau muống. Nếu trồng bằng hạt thì gieo hạt từ tháng 2 đến tháng 3. Trồng bằng nhánh từ cuối tháng 3 đến tháng 8.

Giống:

Căn cứ vào màu sắc trên thân cây, ngưòi ta chia thành hai nhóm chính: nhóm thân trắng và nhóm thân đỏ.

Lượng hạt gieo 1,7 – 2kg/sào.

Làm đất:

Rau muống có thể sống trên nhiều loại đất nhưng phải chọn đất xa khu công nghiệp, bệnh viện, nghĩa trang, nguồn nước thải bị ô nhiễm. Rau muống cạn nên trồng những chỗ đất thịt nhẹ, giàu mùn bã hữu cơ, gần nguồn nước tưới. Đất cày bừa kỹ, nhặt sạch cỏ dại trước khi gieo hạt. Chia luống, luống rộng 1,2m; rãnh rộng 30cm và cao 15cm.

Bón phân:

Bón lót bằng phân chuồng ủ hoai (hoặc dùng phân hữu cơ vi sinh, phân rác chế biến thay phân chuồng với lượng bằng 1/3 phân chuồng) trộn với phân lân và phân kali rồi rải đều trên mặt luống, lấp một lớp đất nhẹ hoặc rạch thành hàng rắc phân theo hàng.

Bón thúc bằng phân đạm pha nước tưới sau mỗi đợt thu hái. Sau khi bón đạm nên tưới lại bằng nước sạch để phân còn dính trên lá trôi hết tránh cháy lá. Ngoài các phân trên có thể phun dung dịch đa lượng, trung lượng và vi lượng theo hướng dẫn trên bao bì.

Lượng phân bón một đợt rau muống cạn

Loại phân Tổng lượng phân (kg nguyên chất/sào) Bón lót (%) Bón thúc nhiều đợt (%)
Phân chuồng 540 – 720 100
Phân đạm 11 ,7 – 12 100
Phân lân 11 – 14,8  100
Phân kali 3 – 3,7  100

Mật độ, khoảng cách:

Để đảm bảo năng suất cao, tiết kiệm giống nên trồng theo mật độ sau:

Trồng bằng hạt: người ta rạch các hàng trên luống với khoảng cách 20 – 25 x 67cm/khóm (mỗi khóm gieo 3 – 4 hạt).

Nếu gieo vãi thì không cần rạch hàng, vãi đều hạt giống trên luống, khi cây có 4 – 5 lá thật thì tỉa thưa và định khóm (3 – 4 cây/khóm), số cây tỉa đem nhân ra chỗ khác.

Trồng bằng nhánh:

Chọn những nhánh bánh tẻ, cấy xuống đất mỗi khóm 2 – 3 nhánh, mỗi nhánh dài 18 – 20cm, với khoảng cách 20 x 20cm/khóm.

Khi trồng nên đặt nhánh hơi nghiêng để tăng diện tiếp xúc với đất, vùi đất kín 2 – 3 đốt thân, nén chặt gốc và tưới nước liên tục ngày 1 lần.

Tưới nước, chăm sóc

Cần giữ ẩm thường xuyên 90% để năng suất cao và chất lượng tốt. Sau khi gieo hoặc cấy 45 – 50 ngày thì hái lứa đầu. Tiếp tục chăm sóc, sau 20 – 25 ngày nữa là tiếp tục thu. Khi hái nên để lại 2 – 3 nốt thân. Sau mỗi đợt thu hái thì tưới thúc phân đạm ngay để rau nhanh nảy chồi.

Trồng rau muống nước

Trồng rau muống nước có điểm khác với trồng rau muống cạn: rau muống nước không trồng bằng hạt mà chỉ trồng bằng nhánh.

Thời vụ:

Rau muống nước được cấy từ tháng 3 đến tháng 8, thu hoạch từ tháng 4 đến tháng 11.

Chuẩn bị giống

Từ ruộng cấy rau năm trước, đến đầu tháng 11 rau muống nảy mầm, tưới thúc bằng nước phân ủ hoai, kết hợp vài phân đạm và tro bếp để lấy giống đưa ra ruộng. Khi cây cao 25 – 30cm thì cắt những cành bánh tẻ ra cấy, không cắt nhánh quá non.

Làm đất

Đất phải cày, bừa kỹ, san phẳng, nhặt sạch cỏ dại. Trước khi cấy bón lót. Đất trồng phải xa quốc lộ, khu công nghiệp, bệnh viện nhất là xa nguồn nước thải sinh hoạt.

Mật độ, khoảng cách

Cấy rau muống theo hàng với khoảng cách giữa hai khóm là 15cm mỗi khóm hai nhánh để tiện chăm sóc.

Cấy 20 – 25 ngày thì hái vỡ lứa đầu lúc hái phải để lại 2 – 3 đốt thân trên mặt nước để gốc không bị ngập và thối rữa.

Sau khi hái vỡ, điều chỉnh lượng nước cho phù hợp với nhiệt độ để rút ngắn các đợt hái rau muống còn 18-20 ngày/lứa.

Đến cuối tháng 8, chọn chân đất thấp, nhổ cả cây dồn về cấy lại, cấy dày 45 – 50 khóm/m2 để giữ giống năm sau.

Bón phân

Bón lót bằng phân chuồng ủ hoai (hoặc phân hữu cơ vi sinh, phân rác chế biến) 540 – 720kg cùng phân lân và 2kg urê, 1 kg kali sulfaưsào.

Bón thúc bằng số phân hóa học còn lại, mỗi lần bón 0,5kg urê và 0,1 – 0,2kg sulíat kali, sau mỗi đợt thu hái.

Đề giống rau muống nước

Vào cuối tháng 8 chọn ruộng đất tốt, cày bừa kỹ, nhổ cả cây cấy lại từ 45 – 50 khóm/m2, đến tháng 10 bón thêm phân chuồng hoai, tro bếp và giữ ẩm thường xuyên lấy giống cho năm sau.

Trồng rau muống bè

Thời vụ:

Thả rau muống vào cuối tháng 3. Dùng xơ rau muống vụ trước làm giống cho vụ sau. Mang xơ ủ đống 2 – 3 ngày cho rụng hết lá, rồi đem thả. Đóng vài cọc chắc chắc khoanh vùng thả và gom xơ tránh trôi đi nơi khác và tiện cho việc thu hái.

Nơi thả: Có thể thả rau muống ở các ao, hồ, sông có nước lưu thông sạch, không thả rau ở nơi nước ô nhiễm.

Rau muống bè mềm, ngon, không phải tưới phân, rễ rau muống hút chất dinh dưỡng từ nước lưu thông qua, cách này có thể áp dụng rộng rãi ở vùng ven sông, vùng nước ngập.