Khả năng sản xuất của gà chọi

Hình đại diện Khả năng sản xuất của gà chọi
Hình đại diện Khả năng sản xuất của gà chọi

Đặc điểm sinh trưởng, phát dục và sinh sản

Khả năng sinh trưởng

 Phát dục

Gà trống 06 tháng tuổi biết gáy, đến 07 tháng tuổi thì gáy rõ tiếng và có khả năng đạp mái. Gà mái 06 tháng tuổi bắt đầu cắp ổ, 07 tháng thì chịu trống và đẻ trứng lứa đầu.

Gà chọi Bình Định thay lông theo mùa, quá trình thay lông diễn ra từ tháng năm, tháng sáu đến tháng mười một âm lịch. Lần thay lông thứ nhất bắt đầu từ lúc gà được 4-5 tháng tuổi, và đến 16 tháng thì thay lông lần thứ 2. Trong mùa thay lông, gà xuống sức, đồng thời do lông cánh bị rụng nên gà khó có thể bay lên để tung đòn và đỡ đòn nên người ta không cho gà thi đấu vào thời gian này mà để dưỡng gà cho mùa đấu năm sau.

Sinh sản

Tuổi đẻ quả trứng đầu tiên : 192 ngày.

Khối lượng trứng : 0.52 – 0.55 gam/quả.

Tỷ lệ trứng có phôi : 91,6%.

Tỷ lệ nở/trứng : 85%.

Số trứng đẻ/lứa : 8 – 12 quả.

Thời gian gà mẹ nuôi con : 3 tháng.

Khoảng cách giữa 2 lứa đẻ : 5 tháng.

Mục đích chính của việc nuôi gà chọi sinh sản là sản xuất ra gà giống có khả năng thi đâu. Trong thời gian theo mẹ, gà con học được ở gà mẹ khá nhiều thế đánh. Chính vì vậy, thời gian gà mẹ nuôi con phải kéo dài đến 3 tháng. Mỗi năm, gà mẹ chỉ sản xuất được vài ổ gà con và tuổi khai thác kéo dài đến 9-10 năm. Gà mẹ có khả năng kiếm mồi khá, song lại vụng nuôi con.

Các tính trạng đặc biệt

Gà chọi Bình Định có thể chất tốt, thể hiên ở đặc điểm có sức chịu đòn khá và thi đấu bền bỉ, rất nhiều con chịu đựng được 40 hiệp đấu liên tục ( mỗi hiệp dài 20 phút và thời gian giải lao giữa các hiệp là 5 phút). Nhiều  gà chọi Binh Định đã thi đấu và nổi tiếng ở các trường đấu Việt Nam, Trung Quốc, Lào, Cam pu chia, Thái Lan,…nhờ các thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiếm, gà chọi Bình Định có tốc độ sinh trưởng chậm, trên năm tuổi mới thành thục về thể vóc. Nuôi theo phương thức truyền thống tại các hộ gia đình, gà 18 tháng tuổi đạt bình quân 4.034 g con trống và 2.870 g ở con mái.

Giá trị kinh tế

Mục đích chính cúa việc nuôi gà chọi là sử dụng con trống vào việc huấn luyện và thi đấu. Đa phần gà mái và những con trống không thành công trong quá trình tập luyện cũng như thi đấu thường được giết thịt.

Đối với gà mái, từ khi nở ra, lớn lên con nào có ngoại hình “ngố” thể chất khoẻ mạnh, tính khí hung dữ và có một số đặc điểm ngoại hình qui định phẩm chất tốt sẽ được giữ lại làm gà mái sinh sản. Chúng được kiểm định qua vài lứa, nếu sản xuất ra được nhiều gà trống đạt thành tích cao thì tiếp tục sử dụng nhân giống, nếu không đạt thì bị loại bỏ, chuyến sang giết thịt. Đối với gà trống, con nào có ngoại hình tốt, thể chất tốt, tính tình hung hăng thì được đưa vào huấn luyện, trong quá trình này người ta tiếp tục chọn theo các tiêu chí:

Có thể chất tốt (có khả năng chịu đòn, gan lì, luyện tập và thi đấu bền bỉ).

Có thế đánh hay, đòn đá đẹp và hiểm

Có khả năng tránh đòn tốt.

Tỉ lệ gà được huấn luyện thành công và trở thành gà thi đấu là rất thấp, chỉ đạt dưới 20% so với tổng số gà trống lúc nở ra.

Toa thuốc dùng để tẩm cho da gà dai, cứng

Để cho da gà dai, cứng, cựa không đâm thủng, trong dân gian thường có những bài thuốc rất công hiệu. Xin giới thiệu một toa thuốc nam khá phổ biến ở vùng Cao Lãnh (Đồng Tháp) gồm: vỏ măng cụi (200g), vỏ cây bần (200g), gừng (100g), nghệ xà cừ (100g), củ riềng (100g). Tất cả cho vào hũ ngâm ngập rượu, để 1 tháng sau mới dùng để tẩm da gà. Tẩm xong loại rượu này, lại tẩm tiếp bằng phèn chua, mỗi ngày tẩm một lần, mỗi tuần tẩm 2 lần. Tẩm liên tiếp lừ 2-3 tháng thì da gà dày, dai.

Còn có cách “gọt giũa cựa” chỉ dùng cho gà đá cựa thường ở vùng Bắc bộ (không dùng cựa sắt như ở Nam bộ). Gà đá cựa thường cựa không mọc dài ra, do người nuôi cứ nướng đỏ sắt tì vào, cho cựa lì đi, chỉ dài độ 1- l,5cm, chuốt cho sắc, nhưng không nhọn. Đá bằng loại cựa này, gà chọi không bị chết như chơi cựa sắt, mà chỉ bị thương thôi. Và lúc này dùng toa thuốc ăn, tẩm như trên mới có tác dụng