Cấu tạo bộ xương động vật

Hình đại diện Cấu tạo bộ xương động vật
Hình đại diện Cấu tạo bộ xương động vật

Xương đầu

Xương đầu gồm: Xương sọ và xương mặt.

– Xương sọ

Có 6 xương hợp thành gồm: xương trán, đỉnh, chẩm, bướm, sàng và xương thái dương. Các xương này mỏng, dẹp, rỗng ở giữa, liên kết với nhau bằng các khớp bất động tạo thành xoang sọ chứa não. Phía sau khớp với đốt sống cổ số 1 có thể cử động dễ dàng.

– Xương mặt

Gồm 10 xương gồm: xương mũi, xương lệ, xương gò má, xương hàm trên, xương liên hàm, xương khẩu cái, xương lá mía, xương ống cuộn, xương cánh và xương hàm dưới. các xương đều mỏng, dẹp, đa dạng, tạo thành các hốc (hốc mắt, hốc mũi, hốc miệng…) và các xoang. Các xương dính liền tạo thành khối. Xương hàm dưới khớp với xương thái dương của hộp sọ, tạo thành khớp toàn động duy nhất ở vùng đầu.

Xương sống

– Xương sống do rất nhiều đốt sống nối tiếp nhau tạo thành. Đốt sống cổ số 1 khớp với lồi cầu xương chẩm tạo khớp toàn động làm cho đầu có thể quay về mọi phía. Phía sau các đốt sống thoái hóa dần tạo thành đuôi. Cột sống chia thành 5 vùng: Cổ, lưng, hông, khum, đuôi.

Xương sườn

– Xương sườn là xương dài cong, mỏng, dẹp có hai đầu (trên, dưới), phần giữa là thân.

+ Đầu trên: Lồi tròn, khớp với đài khớp của đốt sống lưng cùng số.

+ Đầu dưới: Đầu xương sườn nối tiếp với một đoạn sụn ngắn.

Ở một số xương sườn, đoạn sụn này gắn lên mặt trên xương ức gọi là xương sườn thật. Xương sườn có các đoạn sụn nối liền tạo thành vòng cung sụn sườn (bên phải và bên trái) gọi là xương sườn giả. Ví dụ: Trâu bò có 8 đôi xương sườn thật và 5 đôi xương sườn giả. Ngựa có 8 đôi xương sườn thật, 10 đôi xương sườn giả. Lợn có từ 7 – 9 đôi xương sườn thật, từ 5 – 8 đôi xương sườn giả.

Xương ức

Là xương lẻ hình cái thuyền, mỏng, xốp nắm dưới lồng ngực, làm chỗ tựa cho các sụn sườn. Xương ức có một thân hai đầu, được tạo thành từ các đốt xương ức: bò, ngựa có 7 đốt, lợn có 6 đốt nối với nhau bởi các đĩa sụn.

Đầu trước: Gọi là mỏm khí quản (vì khí quản đi sát mặt trên của đầu trước). Hai bên có hai hố để khớp với đôi xương sườn số 1.

Đầu sau hay mỏm kiếm xương ức: là đốt ức cuối cùng, gần giống 1/2 hình tròn. Sụn này rất mỏng và không cốt hóa thành xương được.

Lồng ngực: được tạo bởi phía trên là các đốt sống ngực, hai bên là các xương sườn, sụn sườn và các cơ liên sườn, dưới là xương ức, phía trước là cửa vào lồng ngực, phía sau là cơ hoành. Xoang ngực chứa tim, phổi, thực quản, khí
quản và các mạch máu lớn của tim.

Bộ xương bò

Bộ xương bò

  1. Xương tràn, 2. Xương hàm trên, 3. Hố mắt, 4. Sừng, 5. Xương mũi, 6. Xương hàm dưới, 7. Lỗ cằm, 8. Đốt sống vùng cổ, 9. Đốt sống vùng lưng, 10. Đốt sống hông, 11. Xương khum, 12. Đốt sống vùng đuôi, 13. Xương sườn, 13a. Xương sườn, 13b. Xương sườn cuối, 14. Xương ức, 15. Xương bả vai,  16. Xương cánh tay,  17.  Xương  quay,  18.  Xương  trụ,  19.  Xương  cổ  tay,  20.  Xương  bàn,  21. Xương ngón, 22a. Xương cánh chậu. 22b. Xương háng, 22c. Xương ngồi, 23. Xương đùi, 24. Xương bánh chè, 25a. Xương chày, 25b. Xương mác, 26. Xương sên, 27a. Xương gót, 27b. Xương hộp, 28. Xương bàn, 29. Xương ngón.
Bộ xương lợn

Bộ xương lợn

1.Xương trán, 2. Xương hàm trên, 3. Hố mắt, 4. Nhánh nằm ngang, 4a. Nhánh thẳng đứng xương hàm dưới, 5. Xương liên hàm, 6. Cột sống cổ, 7. Cột sống lưng, 8. Cột sống hông, 9. Xương khum, 10. Cột sống đuôi, 11. Xương sườn, 12. Xương ức, 13. Xương bả vai, 14. Xương cánh tay, 15. Xương quay, 16. Xương trụ, 17. Xương cổ  tay, 18. Xương bàn tay, 19. Xương ngón, 20a. Xương cánh chậu, 20b. Xương háng, 20c. Xương ngồi, 21. Xương cổ  chân, 22. Xương bánh chè, 23. Xương chày, 24. Xương mác, 25. Xương cổ  chân, 26. Xương bàn chân, 27. Xương ngón chân.

Đốt sống lưng

Đốt sống lưng

1.Mỏm gai, 2. Cung, 3. Mỏm ngang, 4. Mỏm vú, 5. Mỏm khớp trước, 6. Diện lõm trước đốt sống, 7. Đầu trước thân, 8. Lỗ sống, 9. Lỗ ngang, 10. Diện lõm sau đốt sống, 11. Đầu sau thân, 12. Mào dưới thân.

Xương sườn trái và xương ức phải

Xương sườn trái và xương ức phải

A.Xương sườn: 1. Đầu trên, 2. Diện khớp với mỏm ngang đốt sống, 3. Củ sườn, 4. Cổ sườn, 5. Cạnh trước , 6. Thân, 7. Đầu dưới, 8. Sụn sườn, 9. Cạnh sau, 10. Rảnh sườn.

B.Xương ức: 1. Mỏm khí quản, 2. Thân, 3. Hố khớp với sụn sườn, 4. Mỏm kiếm, 5. sụn sườn.

Xương khum

Xương khum A: Mặt bên ; B: Mặt dưới.

A.Mặt bên: 1. mỏm gai, 2. Mỏm khớp trước, 3. Mặt khớp, 4. Cánh khum, 5. Mỏm dưới cánh khung, 6. Mặt bên, 7. Lỗ trên khum, 8. Lỗ dưới khum, 9. Đỉnh khum, 10. Mẻ sau xương khum.

B.Mặt dưới: 1. Mặt khớp, 2. Mỏm dưới đáy khum, 3. Cánh khum, 4. Lỗ dưới khum, 5. Đường ngang (nối giữa các đốt khum), 6. Mặt chậu, 7. Mẻ sau xương khum, 8. Đỉnh khum.

Xương chi

Xương chi trước:

Gồm  các  xương  bả  vai,  xương  cánh  tay,  xương  cẳng  tay,  xương  cổ  tay (xương cườm), xương bàn tay và xương ngón tay.

– Xương bả vai: gia súc có hai xương bả vai không khớp với xương sống. Nó được đính vào hai bên lồng ngực nhờ các cơ và tổ  chức liên kết. Xương bả vai mỏng, dẹp, hình tam giác, đầu to ở trên gắn với mảnh sụn, đầu nhỏ ở dưới khớp với xương cánh tay. Xương nằm chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước.

– Xương cánh tay: là xương ống (xương dài) có một thân và hai đầu.

+ Đầu trên to, phía trước nhô cao, phía sau lồi tròn gọi là lồi cầu để khớp với hố lõm đầu dưới của xương bả vai.

+ Đầu dưới nhỏ  hơn, phía trước có các lồi tròn,  khớp với đầu trên xương quay

+  Thân  trơn  nhẵn,  mặt  ngoài  có  mấu  lồi  là  u  delta  dưới  đó  là  rãnh  xoắn.

Xương cánh tay nằm từ trên xuống dưới, từ trước ra sau.

– Xương cẳng tay: gồm hai xương là xương quay và xương trụ.

+ Xương quay: tròn hơn nằm  ở  phía trước, là xương dài, hơi cong, lồi vềphía trước.

+ Xương trụ: nhỏ, nằm dính sát vào mặt sau cạnh ngoài xương quay, đầu trên  có  mỏm khuỷu, phần dưới thon nhỏ  kéo dài đến nửa xương quay  ở  ngựa, hay đến đầu dưới xương quay ở trâu, bò lợn.

–  Xương cổ  tay (xương cườm): gồm hai xương nhỏ, nằm giữa xương  cẳng tay và xương bàn tay.

Ở  lợn,  ngựa:  hàng  trên  có  bốn  xương  từ  ngoài  vào  trong  là  xương  đậu, xương  tháp,  xương  bán  nguyệt,  xương  thuyền.  Hàng  dưới  có  bốn  xương  là xương mấu, xương cả, xương thê và xương thang.

–  Xương bàn tay: số lượng xương khác nhau tùy thuộc vào từng loại gia súc.

Ngựa có 1 xương bàn chính, một xương bàn phụ  rất nhỏ. Trâu bò có hai xương bàn chính dính làm một chỉ  ngăn cách bởi một rãnh dọc  ở  mặt trước, có 1  –  2 xương bàn phụ. Lợn có bốn xương bàn.

–  Xương ngón: ngựa có một ngón gồm ba đốt là đốt cầu, đốt quán và đốt móng. Trâu bò có hai ngón mỗi ngón có ba đốt và hai ngón phụ có 1 – 2 đốt.

Lợn có hai ngón chính mỗi ngón có ba đốt, có hai ngón phụ mỗi ngón có hai đốt.

Xương chi sau

Xương  chi  sau  gồm  xương  chậu,  xương  đùi,  xương  cẳng  chân,  xương  cổ chân, xương bàn chân và xương ngón chân.

– Xương chậu: gia súc có hai xương chậu là xương chậu phải và xương chậu trái khớp với nhau  ở  phía dưới bởi khớp bán động hang và bán động ngồi.  Ở phía trên xương chậu khớp với xương sống vùng khum và cùng xương khum tạo thành xoang chậu chứa các cơ quan tiết niệu, sinh dục. Mỗi xương chậu gồm ba xương tạo thành:

+ Xương cánh chậu: nằm  ở  phía trước và phía trên xương háng và xương ngồi. Phía trước hình tam giác hơi lõm là nơi bám của khối cơ mông. Góc trong giáp với xương khum là góc mông, góc ngoài là góc hông góp ph ần tạo ra hai lõm hông hình tam giác ở trên và sau bụng con vật.

Phía sau xương cánh chậu cùng với xương háng, xương ngồi hợp thành một hố lõm sâu gọi là ổ cối để khớp với chỏm khớp ở đầu trên xương đùi.

+ Xương háng: hai xương háng nhỏ  nằm dưới xương cánh chậu, khớp nhau bởi khớp bán động háng, hai bên khớp có hai lỗ bịt.

+ Xương ngồi: hai xương ngồi nằm sau xương háng, khớp nhau bởi khớp bán động ngồi ở giữa, từ đó kéo dài về phía sau thành hai u ngồi.

– Xương đùi: là xương dài nằm ở dưới xương chậu, chéo từ trên xuống dưới, từ sau ra trước, có một thân và hai đầu.

+ Đầu trên to, phía ngoài nhô cao là mẩu động lớn, phía trong là chỏm khớp hình lồi cầu, khớp vào ổ cối của xương chậu.

+ Đầu dưới nhỏ, phía trước  có  ròng rọc để  khớp với xương bánh chè. Phía sau là hai lồi cầu để khớp với xương chày.

+ Thân tròn, trơn, trên to, dưới nhỏ.

– Xương cẳng chân:

+ Xương chày: là xương dài, hình khối lăng trụ, có một thân và hai đầu. Đầu trên to, chính giữa nhô cao là gai chày ngăn cách gò ngoài và gò trong. Đầu dưới nhỏ  có hai rãnh song song để khớp với xương sen của cổ  chân. Thân có ba mặt, hai mặt bên  ở phía trước gặp nhau ở  mào chày bị  uốn cong. Mặt sau giống hình chữ nhật nho lên các đường xoắn để cơ kheo bám vào.

+ Xương mác: là xương nhỏ  giống cái trâm cài đầu, nằm  ở  phía ngoài đầu trên xương chày. Ở trâu bò xương mác thoái hóa chỉ là một mấu nhỏ ngắn, ở lợn kéo dài bằng xương chày.

+ Xương bánh chè: là một xương nhỏ  mỏng, chắc, đặc, hình thoi nằm chèn giữa xương đùi và xương chày, còn gọi là nắp đầu gối.

– Xương cổ  chân: tương ứng với cổ tay ở chi trước, gồm 2 –  3 hàng và 5 – 7 xương.

Xương chậu mặt bên

Xương chậu mặt bên

1.Hố cánh chậu, 2. Thân xương cánh chậu, 3. Cạnh trước, 4. Cạnh bên, 5. Mẻ hông  lớn,  6.  Góc  hông,  7.  Góc  mông,  8.  Nhánh  trước  khớp  ổ  cuối  thuộc xương háng, 9. Nhánh sau, 10. Xương ngồi, 11. Mẻ hông nhỏ, 12. U ngồi, 13. Thân xương ngồi, 14. Nhánh xương ngồi (tạo thành khớp bán động ngồi), 15. Mào trên ổ cối, 16. Ổ cối, 17. Rãnh bám gân, 18. Lỗ bịt.