Kỹ thuật chăn nuôi thỏ

Kỹ thuật chăn nuôi thỏ điều đầu tiên cần biết thỏ là gia súc nhỏ bé, có nhiều ưu thế trong chăn nuôi ở gia đình. Đầu tư vốn ban đầu cho chăn nuôi thỏ ít.

Đầu tư vốn ban đầu cho chăn nuôi thỏ ít, chuồng trại không tốn nhiều diện tích, vật liệu dễ tìm, tận dụng được lao động phụ trong gia đình. Thức ăn cho thỏ chủ yếu là cỏ lá tự nhiên, cây lá, củ quả và những phụ phẩm trong nông nghiệp. Với vốn đầu tư ban đầu nhỏ, thỏ lại mắn đẻ, đẻ nhiều con nên hệ số quay vòng vốn nhanh.

Thịt thỏ ngon, bổ, giàu đạm và cân đối các chất dinh dưỡng hơn các loại gia súc khác. Hàm lượng đạm cao 18-21%, hàm lượng mỡ 7,4-10%, đặc biệt là hàm lượng Cholesteron rất thấp (1,36mg/100g VCK thịt) thịt thỏ là loại thực phẩm điều dưỡng cho những bệnh nhân tim mạch, người già, người béo phì. Sản phẩm da, lông thỏ cũng rất có giá trị. Phân thỏ rất tốt có thể dùng để nuôi giun và bón cho cây trồng.

Thỏ là loại gia súc mẫn cảm với điều kiện ngoại cảnh nên trong thú y và y học người ta nuôi thỏ làm vật thí nghiệm, kiểm nghiệm thuốc và chế vacxin.

Tuy nhiên muốn nuôi thỏ thành công người chăn nuôi cần phải nắm được một số đặc điểm tiêu hóa, những hiện tượng bất thường và đặc điểm sinh sản cũng như kỹ thuật chăn nuôi các loại thỏ theo các lứa tuổi và cách phòng trị bệnh tật cho thỏ.

Để cung cấp kiến thức và kỹ thuật cho người chăn nuôi, caytrongvatnuoi.com giới thiệu cuốn sách “Kỹ thuật chăn nuôi thỏ tại nông hộ gia đình” của PGS, TS. Đinh Văn Bình và Thạc sỹ Ngô Tiến Dũng, Trung tâm nghiên cứu Dê và Thỏ Sơn Tây.

Hy vọng loạt bài này sẽ phần nào đáp ứng được nhu cầu của bà con.

1. Tầm quan trọng và lợi ích của việc nuôi thỏ

2. Đặc điểm sinh học của thỏ

3. Sinh lý sinh sản của thỏ

4. Các giống thỏ hiện nay

5. Nhóm thỏ ở Việt Nam

6. Một số đặc điểm sinh sản nuôi con của thỏ

7. Thỏ: Đặc điểm sinh trưởng phát triển

8. Một số hiện tượng bất thường về sinh sản của thỏ

9. Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi thỏ

10. Kỹ thuật làm chuồng trại nuôi thỏ – P2

11. Kỹ thuật chọn giống nuôi thỏ

12.