Cắt tỉa cành cho bon sai

Hình đại diện Cắt tỉa cành cho bon sai
Hình đại diện Cắt tỉa cành cho bon sai

Trong một chừng mực nào đó, mọi cây bon sai thương mại đều được sản xuất hàng loạt nên giá không đến nỗi dắt lắm. Nhưng cũng vì vậy, bon sai bạn mua về sẽ có một số khuyết điểm cần phải chính sửa. Có thể chúng có quá nhiều cành, hoặc có một số cây cần được bố trí lại. Chắc chắn là bạn phải quan tâm đến những cành con vào lúc mua hoặc về sau này. Sự tăng trưởng hàng năm của cây cũng phải được điều chỉnh để giữ cho bon sai của bạn có được hình dạng hoàn hảo.

Cắt tỉa cành cho bon sai

Cắt tỉa cành cho bon sai là việc làm không đến nỗi phức tạp lắm, vì công việc này chỉ đòi hỏi thêm một chút ít quan tâm hơn khi so với việc cắt tỉa các cây bụi trong vườn. Với việc cắt tỉa cây trong vườn, những chỗ bị cắt sẽ nhanh chóng lành khi cây mọc dày thêm, nhưng ở bon sai, tiến trình này chậm hơn. Các mô tổn thương khi lành có thể hình thành những chỗ phòng trông không đẹp mắt. Ở những cây phát triển trọn vẹn, các chỗ phồng này sẽ nhanh chóng biến mất, nhưng ở bon sai chúng tồn tại vĩnh viễn. Để tránh điều này, bạn hãy làm theo những bưóc đơn giản sau đây.

Luôn luôn cắt tỉa cây vào mùa xuân, khi mà cây tích cực hoạt động và việc lành vết thương diễn ra ngay sau khi bị cắt. Việc cắt tỉa cây vào mùa thu có thể làm cho vỏ cây chung quanh chỗ cắt bị héo khô, và nếu thực hiện vào mùa hè, những chồi non ngoài ý muốn sẽ mọc chung quanh vết thương. Trước hết, phải cắt càng gần thân cây càng tốt và không được làm hư vỏ cây ở phía thân cây. Hãy dùng tạm kéo tỉa cây nếu bạn không có công cụ tỉa bon sai chuyên dụng.

chỗ cắt phải nằm sát thân cây

Chỗ cắt phải nằm sát thân cây và gốc của các cành bị cắt phải được khoét đi để tạo ra một vết thương hơi lõm. Phải bịt kín mọi vết thương ngay sau khi cắt.

Dùng đục máng của thợ mộc hoặc một dao chạm cứng rắn có lưỡi cong để khoét lõm vết thương. Hãy thao tác từ phía ngoài vết thương tiến vào trong và coi chừng cắt phải các ngón tay vì dao có thể bị trượt. Hãy kiểm tra mọi góc cạnh của vết thương theo định kỳ cho đến khi thấy được rằng khi nhìn từ cạnh bên, bờ vết thương phải ngang bằng với thân cây.

Tiếp tục khoét vết thương cho đến khi sâu vào đến hai hoặc ba vòng tăng trưởng. Việc làm này nhằm bảo đảm rằng khi các mô mới bao phủ và làm lành vết thương, nó sẽ cuộn vào chỗ khoét. Lúc các mép của mô mới gặp nhau giữa vết thương, nó sẽ ngang bằng với phần vỏ chung quanh.

Vết thương mới phải được bịt kín càng sớm càng tốt. Tốt nhất là nên dùng loại bột nhão dùng bịt vết thương cho cây của Nhật Bản, nhưng có một chất thay thế được chế tạo tại nhà cũng hiệu quả không kém. Hãy trộn chất dẻo plasticine (loại chất dẻo dùng thay cho đất sét nặn) có màu đỏ và màu lục vào nhau cho đến khi hỗn hợp có màu gần giống với vỏ cây, thêm vào một ít dầu ăn đế giữ cho hồn hợp không bị rắn lại. Ép đều hỗn hợp lên khắp vết thương sao cho các bờ của vết thương đều được phủ kín. Khi vết thương đã lành, bạn phải gỡ miếng dán này ra. Không được dùng bất cứ chất gì có nguồn gốc là nhựa rải đường (dầu hắc hoặc hắc ín) hoặc bất cứ chất gì về sau sẽ khô cứng đế bịt, vì những chất này luôn đế lại dấu vết trên vỏ và có thể gây hại nghiêm trọng hơn khi bạn cố gắng lấy nó ra khỏi vết thương.

Cắt tỉa để cải tạo cây bon sai

Khi có một cành cây quá dài, hoặc không có các cành phụ, hoặc chỉ mang tán lá ở đầu ngọn, bạn có thể chỉnh sửa khuyết điểm này bằng cách cắt bớt nó vào giữa mùa hạ, vì đây là mùa cây mọc mạnh nhất trong năm và các cành con sẽ mọc ra quanh vết thương, và có thể cả ở dọc theo phần cành cây còn lại. Ở các cành có đường kính nhỏ hơn 5 mm, bạn nên cắt ở  giữa lóng cành (đoạn cành nằm giữa hai tầng lá) hoặc ở giữa các sẹo lá (dấu vết còn lại khi lá đã rụng), là nơi mà nhiều năm sau bạn vẫn co thể nhìn thấy ở phần lớn các loài. Theo lệ thường, lúc các lóng cành biến mất cũng là lúc cành đủ lớn để bạn có thể mạnh dạn cắt bất cứ chỗ nào. Hãy bịt chỗ cắt bằng chất bịt như đã được trình bày ở đoạn trên.

Kỹ thuật này chỉ thích hợp với các loài bon sai rụng lá vào mùa thu. Đối với các loài tùng bách (như thông, tùng, bách, thủy tùng, bách xù, linh sam, vân sam v.v…) cành không đẹp mắt phải được loại bỏ hoàn toàn và dùng kẽm buộc để kéo cành thay thế nằm nơi khác vào vị trí của nó, hoặc phải uốn nhiều đường cong ở cành xấu để mang các cành phụ vào sát thân cây.