Nuôi dưỡng cây xanh trong chậu

Hình đại diện Nuôi dưỡng cây xanh trong chậu
Hình đại diện Nuôi dưỡng cây xanh trong chậu

Tục ngữ có câu: “Công trồng là công bỏ, công làm cỏ là công ăn” đã nói lên tầm quan trọng của công việc chăm sóc của nhà nông. Đối với chậu cảnh cây xanh thì công việc chăm sóc nuôi dưỡng cũng quan trọng không kém. Việc tạo dáng để đạt được một chậu cảnh nghệ thuật không đơn giản. Nhưng như trên đã nói, chậu cảnh cây xanh là loại nghệ thuật có sinh mệnh, nếu ta không chú ý chăm sóc nuôi dưỡng dẫn đến cây sinh trưởng kém, thậm chí khô héo hoặc sâu bệnh đến chết thì chẳng còn gì là nghệ thuật nữa.

Cây xanh trong chậu càng già, càng cổ lão thì càng giá trị; vì thế việc nuôi dưỡng, quán lý cây xanh trong chậu là công việc đầy phức tạp, lâu dài và thường xuyên, cần được coi trọng. Quản lý cây xanh trong chậu chủ yếu gồm các công việc: tưới nước, bón phân, thay đất, cắt tỉa, phòng trừ sâu bệnh hại, v.v…

Tưới nước

Nước là cơ sở sinh tồn của tất cả các loài cây. Song do loài cây khác nhau mà yêu cầu về nước khác nhau; có loài thủy sinh, có loài ưa ẩm, có loài bán ưa ẩm và có loài chịu hạn, vì thế cần căn cứ vào từng loài mà tưới cho phù hợp. Những loài cây có rễ chứa ít chất gỗ như Vạn tuế, Thiên tuế, Lan, v.v… nếu đất có quá nhiều nước thì rễ cây hay bị thối. Trà hoa, Đỗ quyên cần ẩm nhưng thoát nước, thoáng khí; nếu đất ẩm ướt, không thoáng khí cũng khiến cây chết vì thừa nước.

Chúng ta cần tưới cho đất đủ ẩm và tưới đều từ trên xuống; nhiều khi tưới vội, ta chỉ tưới đất phía trên mà bên dưới vẫn khô cũng gây hại cho cây. Đặc biệt cần chú ý tới những chậu nông, ít đất thì phải tưới nhiều lần, lượng nước tưới mỗi lần ít. Ở thành phố, nếu dùng nước máy thì nên để lắng 2-3 ngày rồi hãy tưới cho cây.

Nói chung, mùa đông, mùa xuân thường nắng không gay gắt nhưng thời tiết lại khô nên cần chú ý tưới. Mùa hè mưa nhiều nhưng nắng gắt, lại trùng với mùa sinh trưởng của cây nên trừ những ngày mưa ra thì hàng ngày đều nên tưới. Những cây ở ngoài vườn cần tưới nhiều hơn những cây ở trong nhà.

Tóm lại, cần dựa vào điều kiện khí hậu thời tiết, hoàn cảnh nơi sắp đặt chậu cảnh, chủng loại cây trồng mà tưới cho phù hợp. Nguyên tắc cao nhất là giữ cho đất ẩm nhưng lại vẫn đảm bảo độ thoáng khí thì cây sẽ sinh trưởng tốt

Bón phân

Cây xanh trong chậu ở trong một không gian hạn hẹp, bộ rễ không được phát triển tự do, bón phân cũng như tưới nước nhằm cung cấp dinh dưỡng cho cây. Bón phân cho cây trong chậu nhằm nuôi dưỡng cây xanh tốt nhưng lại không được quá tốt, vì nếu cây quá tốt thì cành nhánh vươn dài, vòng vượt, lá dày và to sẽ làm mất đi dáng, thế vốn có, mà lại phải cắt tỉa tốn công.

Ngoài đạm, lân, kali là những nguyên tố đa lượng ra, thực vật còn cần các nguyên tố vi lượng như sắt, đồng, bo, magiê, măng gan, canxi, v.v… Phân bón gồm 2 loại lớn là phân vô cơ và phân hữu cơ.

Với chậu cảnh cây xanh thông thường người ta bón phân hữu cơ, cũng có khi bón phân vô cơ nhưng, rất ít vì bón phân vô cơ trên một lượng đất lất ít trong chậu dễ làm cho đất bị chai cứng, rễ cây khó phát triển.

Khô dầu là loại phân thường được bón vì nó thuận tiện trong sử dụng. Gần đây ở trong nước và ngoài nước đã sản xuất loại phân viên, đó là phân hỗn hợp N P K được trộn đều vào chất phụ gia, có tác dụng nhả chậm để kéo dài thời gian tác dụng của phân bón, thuận tiện cho việc chăm sóc nuôi dưỡng cây cảnh trong chậu.

Bón phân có thể chia ra bón lót và bón thúc. Bón lót thường tiến hành vào lúc đưa cây lên chậu hoặc lúc thay đất trong chậu và thường dùng phân hữu cơ, khô dầu. Bón thúc cũng có thể dùng phân hoá học, bón trong mùa sinh trưởng và thường phun qua lá.

Khi bón phân cần chú ý mấy điểm sau:

+ Phân hữu cơ cần được ủ cho thật hoai để khỏi ánh hưởng đến sinh trưởng của cây.

+ Bón thúc cần chú ý nồng độ hợp lý, thông thường thì nồng độ nên thấp, số lần bón nên nhiểu.

+ Trước khi bón cần xới đất, làm cỏ, sau khi bón cần tưới nhẹ nhất là trường hợp bón phân qua lá cần chú ý điều này.

+ Nên bón phân vào sáng sớm, buổi chiều hoặc ngày trời râm mát, không nên bón vào ngày nắng nóng.

Thay đất

Cây xanh trong chậu sống trong một không gian nhỏ hẹp, thường sau 1-2 năm thì rễ cây đã lan và cuộn kín dưới đáy chậu, hút hết chất dinh dưõng ở đất trong chậu, cây mọc không tốt. Mặt khác, đất trong chậu cũng theo thời gian mà bạc màu, khô cứng, ảnh hưởng đến việc ra rễ mới và ảnh hưởng đến hô hấp của rề. Căn cứ vào chậu to hay nhò, nông hay sâu, loài cây trồng khác nhau mà thay đất, đổi chậu cho hợp lý.

Trước khi thay chậu 1 ngày, không nên tưới nước để đất tơi xốp dễ thao tác hơn. Đất trong chậu thường dùng là đất bùn ao đã phơi khô ải, đất đồi, đất sông, đất ruộng, v.v… tuỳ từng nơi mà áp dụng. Thông thường, với đất có độ pH- 4-8 sẽ phù hợp với nhiều loài cây sinh trưởng bình thường.

Tuy vậy, cẩn lưu ý một số loài cây thích đất hơi chua như Trà mi, Hải đường, Đỗ quyên, Địa lan, v.v… thì đất dùng để thay cần hơi chua, đất tốt, tơi xốp, nếu không sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng và ra hoa. Dưới đáy chậu có thể dùng xỉ than trộn với đất để cho thoát nước tốt, giữa chậu là lớp đất màu mỡ có nhiều mùn (lớp đất này có thể dùng phân vi sinh trộn vói đất đồi hoặc đất ruộng), trên cùng là 1 lớp mỏng đất thịt nhẹ hoặc đất cát pha, vừa xốp vừa giữ ẩm (cũng có thế không cần lớp trên cùng này nếu điều kiện không cho phép).

Cần lưu ý là đất hoặc phân chuồng nếu nghi có mang mầm sâu bệnh thì cần phái khử trùng, tiêu độc trước rồi mới được dùng. Phương pháp tiêu độc, khử trùng thông thường dễ áp dụng là ủ hoặc phơi nắng, ngoài ra có thế dùng hoá chất khử trùng.

Cùim với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, những năm gần đây nhiều nước đã tiến hành nuôi cây trong dung dịch hoặc nuôi cấy trong giá thể không phải là đất. Những công nghệ này được áp dụng trong nghề làm vườn và nghề hoa cảnh.

Nuôi cây không đất có nhiều ưu điểm như: có thể xúc tiến cây Trà mi ra hoa sớm (trong 2 năm), điều tiết được sinh trưởng, của cây theo mùa vụ và đặc biệt là trong việc phòng trừ sâu bệnh hại được tốt, chủ động, lại cũng thuận tiện trong việc kiểm dịch qua biên giới.

Gần đây, một số nước chỉ nhập chậu cảnh dưới dạng nuôi cây không đất. Thức ăn để nuôi cây cồm các nguyên tố đa lượng và vi lượng, giá thể có thể là cát thô, thủy tinh. Trường hợp nuôi cây trong dung dịch nước thì gọi là thuỷ cảnh. Ngoài ra, nuôi cây không đất có lợi nữa là không thối, không độc, rất thuận tiện sử dụng ở các nhà cao tầng, nhà hàng, khách sạn.

Duy trì hình dạng

Duy trì hình dạng tức là duy trì các thế đã tạo ra để cây không bị phá thế mà mất đi vẻ đẹp nghệ thuật đã tạo dựng, nó cũng là nội dung quan trọng của việc chăm sóc quản lý.

Công việc này phải làm thường xuyên tỉ mỉ; thủ pháp chủ yếu là cắt tỉa (ở trên cũng nói đến cất tỉa nhưng chủ yếu là để tạo dáng, còn phần này cắt tỉa là để duy trì dáng thế đã tạo ra). Công việc cắt tỉa ở đây lại có thể chia ra là:

Bỏ mầm cành

Những chồi ngủ trên thân hoặc cành mọc ra nhưng không cần thiết cho dáng hình đã tạo thì đều cần cắt bỏ ngay. Nếu đợi nó mọc thành cành rồi mới cắt thì sẽ còn vết và lại làm mất đi dáng vẻ tự nhiên.

Bỏ mầm còn có lợi cho việc tập trung dinh dưỡng nuôi những cành cần thiết khiến cho cây giữ được vẻ đẹp tự nhiên lại không phá thế. Vặt bỏ mầm chồi thường đưực tiến hành trong mùa sinh trưởng những cây có sức đâm chồi mạnh như Sanh, Si, Phi lao, Xương cá v.v… cần được chú ý thường xuyên.

Bỏ ngọn

Những cây trong mùa sinh trưởng có chồi ngọn vươn dài thường phải cắt bỏ để xúc tiến các chồi nách phát triển, khống chế cho dáng cây không vươn cao, đồng thời lại tập trung dinh dưỡng có lợi cho việc phân hoá mầm hoa mầm lá.

Cắt bỏ lá

Những cây có canh lá rậm rạp thì cần phải ngắt bỏ lá để tăng thêm hiệu quả thưởng thức; đạt được ý đồ thưa, dày hợp lý. Ngoài ra, những cây có sức đâm chồi nay lộc mạnh, vào giữa mùa sinh trưởng có thể tuốt bỏ toàn bộ số lá trưởng thành, khiến cây ra đọt lá non mới rất mỡ màng non tơ, đạt được hiệu quả trong 1 năm thấy được 2 lần lá non, 2 lần trơ cành (2 lần xuân sắc, 2 lần đông tàn); có thể làm với cây Trắc dây, Sung, Si, v.v… Cần chú ý bón phân đầy đủ thì mới đảm bảo cho lá non sinh trưởng bình thường. Cách làm này còn có tác dụng hạn chế sinh trưởng của cây.

Tuỳ theo điều kiện khí hậu, thời tiết từng vùng, tuỳ theo loài cây và tuỳ theo kinh nghiệm bản thân mà xử lý như bấm ngọn, bỏ mầm, tia lá cho đúng lúc thì sẽ đạt được hiệu quả cao.

Phòng trừ sâu bệnh hại

Phòng trừ sâu bệnh hại cho cây cảnh trong chậu là công việc vô cùng quan trọng. Nếu phòng trừ không kịp thời thì sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển của cây, làm giảm đi hiệu quá thưởng thức, thậm chí nếu nặng thì sẽ bị phá thế hoặc dần đến cây bị chết.

Các loại sâu thường eặp ở cây cảnh là sâu ăn lá, sâu cuốn lá, sâu vẽ bùa, sâu đục thân, xén tóc, rệp, v.v… Hàng ngày chăm sóc cần quan sát, khi thấy có sâu thì bắt sâu hoặc dùng gai mây hoặc dây thép luồn vào các lỗ sâu trong thân cây để giết. Cũng có thể dùng các loại thuốc trừ sâu như Bi 58, Vontatoc, Dipterec v.v… nhưng nếu dùng tay bắt mà giải quyết được thì không nên dùng thuốc. Các loại rệp cũng có thể trừ bằng vôi và bồ hóng, trước khi quét nước vôi thì cần chà, chải cho rệp rơi ra;

Về bệnh có thể chia ra 2 loại lớn là bệnh sinh lý và bệnh do vi khuẩn xâm nhập. Bệnh sinh lý có thể là do thiếu dinh dưỡng hoặc quá thừa dinh dưỡng, thiếu nước hoặc thừa nước, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, độ pH trong đất không thích hợp, hoặc do các chất độc hại gây nên. Bệnh do vi khuẩn xâm nhập thì phải dùng các thuốc diệt nấm, diệt khuẩn như Sunphát đồng, Lưu huỳnh vôi, Zinép. Trong việc phòng trừ sâu bệnh hại, bao giờ cũng nên lấy phòng là chính, trị kịp thời. Do đó phải quan tâm từ khâu kiểm dịch đến việc loại trừ mầm mống sâu bệnh từ đất, phân, nước tưới, v.v… như phân chuồng cần ủ thật hoai, đất trước khi trồnng cần tiêu độc. Đặc biệt trong khâu quản lý chăm sóc cần kịp thời, hợp lý, nuôi cây khỏe mạnh cũng là biện pháp phòng tốt. Trị kịp thời có nghĩa là cần quan sát tỉ mỉ thường xuyên, khi phát hiện ra sâu bệnh cần xử lý ngay, xử lý triệt để, tránh lây lan gây tổn hại lớn.

Ngoài ra cần chú ý khâu chọn giống, cần chọn những chủng có sức đề kháng với sâu bệnh hại cao để làm cây cảnh hoặc để làm gốc ghép cho cây cảnh trong chậu. Nói chung, nên hạn chế dùng thuốc để khỏi làm ô nhiễm môi trường, nhất là cây cảnh lại ở sát quanh ta, dùng thuốc còn ảnh hưởng đến hưởng đến hương sắc của cây cảnh.