Kỹ thuật nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành

Hình đại diện Kỹ thuật nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành
Hình đại diện Kỹ thuật nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành

Cành giống tốt đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất hoa cúc. Để đảm bảo cung cấp đủ một lượng giống ban đầu với chất lượng cao, việc sản xuất cảnh giâm cúc được thực hiện theo quy trình sau:

Vườn cây mẹ

Chọn những cây giống tốt, sạch bệnh (thường cây từ nuôi cấy mô). Khoảng cách trồng 15 x 15 cm, mật độ 400.000 cây/ha. Lên luống cao và thoát nước. Thường sau trồng khoảng 10 – 12 ngày, tiến hành bấm ngọn lần 1 và sau 20 ngày nữa bấm ngọn lần 2. Lúc này cần lưu ý điều khiển giữa lần bấm ngọn thứ nhất và thứ hai vì sau vài ngày bấm ngọn lần 1 sẽ có nhiều nhánh xuất hiện. Khi mầm dài từ 12 – 15 cm, chi lấy 3 nhánh phát triển tốt nhất, số còn lại loại bỏ hết. Sau 25 ngày kể từ khi bấm ngọn lần 2, tiến hành cắt cành lần 1. Như vậy, mỗi cây mẹ sẽ cắt được 3- 4 cành. Sau đỏ tiếp tục cắt lần 2, lần 3, mỗi lần cách nhau khoảng 25 ngày.

Với kỹ thuật như vậy trong 1 vụ (thời gian khoảng 4 tháng) trên 1 ha có thể thu được 4 triệu cành giâm có chất lượng tốt, lượng cành giống này đủ trồng cho 10 ha trong vườn sản xuất. Sau 3 – 4 lần cắt như vậy, cây mẹ già ta có thể thay thế hoặc chăm sóc cải tạo để làm trẻ hoá vườn cây tre.

Sơ đồ nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành

Sơ đồ nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành

Do diện tích vườn ươm lớn, số lượng cành cắt mỗi đợt thường nhiều nên cần chú ý một số biện pháp kỳ thuật sau để đảm bảo chất lượng cành giâm.

– Lượng phân bón cho 1 ha vườn ươm

+ Phân chuồng hoai mục: 25 – 30 tấn và bổ sung N, P, K nguyên chất như sau:

bổ sung N, P, K nguyên chất

+ Việc bón phân thúc được chia làm nhau khoảng 20 ngày.

– Ngày cắt

Việc cắt cành nên tiến hành vào buổi sáng của những ngày nắng đẹp liên tục, không nên cắt cành vào buổi trưa hoặc những ngày trời có mây mù hoặc sau những cơn mưa vì sẽ làm mất sức sống của cành cắt. Ngày cắt thường được quyết định bởi điều kiện thời tiết hơn là thời gian biểu quy định. Trước khi cắt nên phun thuốc để phòng trừ nấm rệp.

– Xử lý sau khi cắt

Sau khi cắt cần tiến hành giâm ngay trong ngày. Nếu cần phải vận chuyển cành giâm đến các vùng xa để trồng thì nên chọn chúng ra từng cỡ, cành to và mềm là cành tốt nhất. Sau đó trải ra cho khô, đặt ở nơi râm mát và thông gió tốt, thường để qua buổi trưa cho đến khi cây mềm và dẻo (không tươi nữa). Sau đó đặt chúng vào hộp chứa khoảng 1000 cành và trên nắp hộp dán kín bằng băng dính nilon. Việc xử lý lạnh cần phải làm để hạn chế bớt hô hấp, đặt chúng trong tủ lạnh ở 3°c khoảng từ 7- 10 ngày hoặc lâu hơn, nhưng không được quá 20 ngày.

Để tránh những thiệt hại do trồng các vụ liên tiếp, sau mỗi vụ hoặc mỗi năm nên tẩy uế đất một lần bằng Nematocide hoặc Clopicrin để phòng trừ tuyến trùng, chống các loại bệnh nấm, vi khuẩn và nhất thiết phải làm trẻ hoá vườn cây mẹ 1 năm/1 lần.

Thời vụ giâm

Đối với cây thân mềm như cúc, chỉ càn giâm chồi ngọn vào cát ẩm có che lợp 7 – 10 ngày, cây ra rễ răng cá là đem trồng được. Thời vụ giâm cúc có thể quanh năm nhưng thuận lợi nhất là vào mùa xuân vì thời tiết lúc này ấm áp, có mưa phùn, độ ẩm không khí cao, cành giâm đỡ mất nước. Ở các thời vụ khác vẫn giâm được cúc nhưng phải chú ý điều kiện thời tiết lúc đó mà có các biện pháp kỹ thuật thích họp cho cành giâm ra rễ tốt nhất. Ở mùa hè nhiệt độ cao, mưa nhiều phải có giàn che để tránh mưa to và ánh sáng trực xạ mạnh. Thu đông hanh khô phải tưới ẩm, tưới phun thường xuyên. Mùa hè nóng, nắng to, độ ẩm cao, ở vùng đồng bằng Bắc Bộ giâm cúc đạt tỷ lệ sống thấp. Khí hậu vùng núi mát mẻ như Đà Lạt, Sapa, Mộc Châu… rất thuận lợi cho giâm cúc vào mùa hè.

Đất vườn ươm

Nên chọn những nơi đất cao, tơi xốp, nhiều mùn và phơi ải xới xáo nhiều lần. Đặc biệt đất phải thoát nước, cỏ thể dùng đất thịt nhẹ, đất bùn ao hoặc đất cát pha tuỳ theo thời vụ giâm. Trước khi giâm, đất phải được xử lý hoá chất để diệt nấm, vi khuẩn. Có thể dùng focmon, TMTD hoặc vôi xử lý đất trước 5 – 7 ngày. Ngoài ra đất phải thông thoáng, đủ ẩm nhưng không được ứ nước để tạo điều kiện cho rễ phát triển, tránh làm đất quá mượt như bột, khi tưới mặt đất sẽ chóng kết váng do khe hở giữa các hạt đất bị bết lại gây khó khăn cho việc ra rễ của cành giâm. Luống giâm làm cao, thuận tiện cho việc dỡ và đậy giàn che.

Tiêu chuẩn cành giâm và phương pháp giâm

Chọn cành giâm tốt, không bị sâu bệnh, tốt nhất là chọn những ngọn bánh tẻ để giâm. Nếu cành non, mềm và quá ngắn dễ chết và mất nước, dễ bị thối trước khi mọc rễ hoặc cây sẽ mọc yếu. Cành già thì không đủ dinh dưỡng nuôi ngọn trong thời gian cây chưa ra rễ hoặc cây con lớn chậm hoa ra sẽ nhỏ.

Tiêu chuẩn cành giâm có khoảng 3 – 4 lá, dài từ 5 – 7 cm, từ những cây mẹ sinh trưởng phát triển tốt. Sau khi cắt ngọn ở cây mẹ đem giâm liền trong ngày, tốt nhất là giâm vào lúc chiều tối, không nên để qua ngày sau. Ngọn giâm cần cắt vát gần sát mắt để tăng diện tích tiếp xúc với đất, nước, kích thích cây mau ra rễ. Nên chọn ngày mát trời để cắt ngọn giâm, nên cắt vào buổi sáng sớm khi cây còn đang sung nhựa, những ngọn vừa cắt đưa ngay vào chỗ giâm mát. Tưới nước nhẹ, cắt sửa lại ngọn trước khi giâm. Sau khi giâm phải che kín gió, che ánh sáng khoảng 5 – 7 ngày để tạo bóng tối cho cành giâm mau phát sinh rễ non. Sau đó để cây quen dần với ánh sáng ta bỏ giàn che dần dần, khi cây bắt đầu đâm rễ non, không nên cất giàn che quá sớm khi cây chưa đủ sức chịu ánh sáng mạnh, cây dễ bị khô và chết. Nhưng cũng không nên cất che quá muộn cây sẽ yếu, mọc vống hoặc úa vàng do thiều ánh sáng. Có 2 cách giâm cành, giâm khô là cách giâm cắm ngọn giâm trước và tưới đẫm nước sau, còn giâm ướt thì tưới đẫm trước và cắm ngọn giâm sau.

nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành

Mật độ, khoảng cách giâm

Phụ thuộc vào thời vụ giâm, mùa hè nên giâm thưa, mùa thu có thể giâm dày hơn. Khoảng cách cây giâm 3 x 3 cm với mật độ 1000 cành giâm/m² là vừa phải. Thời gian ra rễ của cành giâm dài ngắn khác nhau tuỳ thuộc vào từng giống và từng thời vụ nhưng khoảng từ 10 – 15 ngày.

Bón phân

Nhìn chung ở thời kỳ vườn ươm không cần phải bón lót hoặc bón thúc cho cây vì đất chọn làm vườn ươm thường là đất tốt, thời gian ra rễ ở vườn ươm lại không dài. Bón thúc sẽ làm cho mầm giâm yếu, giảm khả năng chống chịu, khi đưa ra vườn sản xuất sẽ gặp khó khăn, tỉ lệ giống thấp, khả năng thích nghi kém.

Tưới nước

Luôn giữ đủ ẩm cho vườn ươm bằng cách hàng ngày tưới nhẹ, những ngày đầu nên tưới 2- 3 lần. Tốt nhất là tưới kiểu phun sương lên lá. Mùa hè và đất cát phải tưới làm nhiều lần. Nhưng không nên tưới quá nhiều, tưới vào một lúc, ngọn giâm dễ bị hỏng. Hàng ngày nên tỉa bỏ lá thối, lá bị dính vào đất để cây không bị nấm bệnh và lan truyền sang cây khác.

Sử dụng chất kích thích sinh trưởng để giâm ngọn

Việc sử dụng chất kích thích sinh trường để giâm ngọn cúc đã cho nhiều kết quả tốt. Cây giâm ra rễ nhiều, sớm và khoẻ. Thường được sử dụng đối với những giống cúc khó ra rễ hoặc thời vụ không thích hợp cho việc giâm cành. Chất kích thích thường được dùng là axít Indola acetic (IAA), axít Indola buteric (IBA) và axít Naftalen acetic (- NAA). Nhưng hiệu quả cao hơn cả là IBA, với nồng độ 800 – 1000 ppm. Nhúng ngập cách đoạn giâm khoảng từ 1 – 1,5 cm trong khoảng 10- 15 giây rồi đem giâm. Có thể sử dụng kích phát tố hoa trái Thiên Nông, với liều lượng pha 1 – 3 g thuốc này với 1,0 / nước sạch rồi ngâm phần cắt của cây vào dung dịch thuốc từ 20 – 30 phút rồi đem giâm. Dung dịch nước thuốc còn lại cho thêm 5g phân bón qua lá rồi phun lên cây giâm. Với việc sử dụng thuốc và giâm ngọn theo cách này có thể đảm bảo trên 90% các ngọn giâm ra rễ đủ tiêu chuẩn trồng với thời gian ra rễ rút ngắn từ 3 – 5 ngày.