Các hình thức trồng rau sạch hiện nay

Hình đại diện Các hình thức trồng rau sạch hiện nay
Hình đại diện Các hình thức trồng rau sạch hiện nay

Ở nước ta hiện nay đã có các hình thức trồng rau sạch gồm trên đồng ruộng, thủy cảnh, nhà kính…

Sản xuất rau sạch tương đối trên đồng ruộng

Là cách trồng phổ biến nhất. Người ta dùng màng phủ nông nghiệp (còn gọi: bạt, thảm nylon) phủ lên trên các luống rau. Màng phủ làm bằng nhựa dẻo, mỏng, hai mặt có màu khác nhau. Màng này có nhiều ưu điểm là hạn chế sâu hại nhất là giai đoạn rau còn nhỏ; ngăn chặn cỏ dại mọc; điều hòa độ ẩm của mặt đất nên tiết kiệm nước; đất ít bị xáo trộn trong các mùa; hạn chế mất phân (ngăn cản phân bay hơi, phân rửa trôi), tiết kiệm phân; hạn chế bốc phèn, bốc mặn trong các tháng mùa khô ở đồng bằng Cửu Long; hạn chế chuột cắn phá rau. Vì vậy, dùng màng phủ bảo vệ được cây, giúp cây phát triển tốt, cho năng suất cao. Song dùng màng phủ phải đầu tư vốn ban đầu cao và màng khó phân hay nên môi trường bị ô nhiễm.

Màng phủ thường dùng phủ lên mật luống quanh năm, phủ lên được tất cả các loại đất trồng các loại rau. Để dùng màng phủ có hiệu quả cần lưu ý: cung cấp nước đầy đủ, chọn giống rau phù hợp; bón phân đầy đủ, đúng cách.

Khi dùng màng phủ phải thực hiện đúng thứ tự: đất làm kỹ, nhặt sạch cỏ dại, bón lót, tưới đẫm nước trước khi phủ; đậy mặt xám bạc lên trên, căng màng thẳng và cố định màng chặt; đục các lỗ thủng với khoảng cách tùy theo từng loại rau, các lỗ nên đục thẳng hàng, có thổ dùng chày hoặc thuổng nhỏ soi lỗ rộng 7 – 8cm, phun thuốc trừ bệnh, rải ít đất mịn hoặc rơm trấu mục vào các lỗ. Gieo hạt trực tiếp hoặc đặt cây con vào đúng lỗ, rải thuốc bột trừ côn trùng, tưói nước.

Sau khi cây hồi xanh, lên lá thật mới bón thúc bằng nước phân pha loãng vào gốc cây. Sau 15 – 20 và 30 – 40 ngày thì đào lỗ sâu khoảng 10cm giữa hai hàng cây hoặc 2 bên hàng cây rồi cho phân vào lỗ, lấp nhẹ đất lại. Với các loại rau ngắn ngày chỉ bón thúc 2 lần, với cây dài ngày bón thúc lần thứ 3 vào ngày 50 – 60 sau khi trồng.

Tưới nước cho rau có màng phủ bằng bình ozoa, tưới theo hàng. Tùy theo thời tiết mà tưới 3 – 5 lần một ngày vừa để điểu hòa mặt luống giúp cây tăng trưởng tốt.

Sản xuất rau trong nhà lưới

Cách trồng rau trong nhà có mái che bằng nylon, xung quanh được chắn bằng lưới sắt để ngăn chặn côn trùng như sâu tơ, sâu xanh, sâu đục trái, nên hạn chế dùng thuốc bảo vệ thực vật.

Có thể trồng rau trong nhà lưới quanh năm, trồng được cả rau trái vụ theo nhu cầu thị trường, chủ động được môi trường trồng rau nên rau sản xuất ra đạt được ngưỡng cho phép vể dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng nitrat, hàm lượng kim loại và không có vi sinh vật gây hại; rau có chất lượng cao, ôn định, mẫu mã, màu sắc đẹp nên giá thành cao.

Song trồng rau trong nhà lưới cũng có một số hạn chế: các loại sâu có kích thước nhỏ hơn mắc lưới có thể xâm nhập vào như nhện đỏ, rầy mềm; nhiệt độ và độ ẩm trong nhà lưới luôn cao nên nấm hại dễ phát triển; đầu tư ban đầu để làm nhà lưới cao. Do đó, trồng rau trong nhà lưới thường được cho các cơ sở sản xuất lớn.

Thủy canh

Kỹ thuật trồng rau không cần đất, rau được trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng pha sẵn. Trung tâm nghiên cứu và phát triển rau châu Á (AVRDC) đã đưa ra một hệ thống thủy canh đơn giản, dễ làm.

Dung dịch được chứa trong thùng xốp, cách nhiệt, tránh ánh sáng xuyên vào bộ rễ, dung dịch này phù hợp cho tất cả các loại rau. Cây được trong vào các lỗ đục sẵn trên nắp hộp, một phần rễ nằm lơ lửng trên mặt nước, phần còn lại nhúng vào nước để cây vừa lấy được chất dinh dưỡng vừa để thở. Tất cả các hộp đặt chung trong một nhà màn để tránh sâu bọ.

Cách trồng rau thủy canh rất phù hợp với ngưòi sống ở các thành phố, không phải làm đất, khống cỏ dại, trồng được nhiều vụ, nhiều loại rau, không cần tưới, không dùng thuốc trừ sâu bệnh, năng suất cao hơn các cách trồng khác từ 25 đến 50%. Rau sản xuất ra hoàn toàn sạch, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. Người già và trẻ em có thể tham gia trồng rau. Tuy nhiên, chi phí mua sắm trang hay thiết bị và dung dịch khá cao. Chưa được áp dụng nhiều ở Việt Nam.

Sản xuất rau sạch trong gia đình

Cách trồng rau để tận dụng đất quanh nhà, trong các chậu, trên các giàn.

Phân dùng bón cho rau là phân gia súc, gia cầm, phân rác ủ hoai, cứ một mét vuông đất trộn 3 – 6 kg phân, 1 kg vôi bột để diệt mầm bệnh. Trong giai đoạn cây đang lớn nên tưới bằng nước giải pha loãng, nước vo gạo, N. P. K.

Trồng rau ở vùng ngập nước

Ở vùng nước ngập cao, kéo dài nhiều tháng trong một năm không thể trồng rau ở dưới đất, để đáp ứng được nhu cầu rau xanh, người ta thường làm các giàn đan bằng tre, cao hơn mặt nước ít nhất 0,5m. Người ta dùng 2 phần đất trộn với mệt phần tro, trấu và một phần phân chuồng ủ hoai khoảng 4 – 6 kg/m2 hoặc phân vi sinh hữu cơ (lượng bằng 1/3 lượng phân chuồng) và một ít phân N. p, K 16 : 16 : 8, ít vôi, thuốc trừ dế, kiến như Basudin, Kasuran, rồi cho vào chậu, khay, giàn. Loại đất này có thể trồng được các loại rau thân lá nhỏ như xà lách, cải ngọt, ớt, cà chua, hành, hẹ, rau húng, mùi tàu.

Nếu trồng trên giàn thì khoảng cách giữa các cây 15 X 15cm với cà chua, 40 X 40 với ớt. Nên trồng bằng cây con. Cứ 7 ngày lại tưới thúc một lần bằng nước phân ủ hoai, nước gạo. Với các loại rau cải, rau thơm tưới bằng nước giải, nước phân hoai 30 – 50g/m2; rau ăn quả như cà, dưa, đậu dùng 50 – 100g/vụ. Ở những vùng có nhiều thủy sản, có thể dùng sản phẩm phụ của cá, ôc, cá tạp ủ kỹ rồi pha loãng tưới cho cây. Thường xuyên quan sát để sớm phát hiện sâu, dùng tay bắt sâu và chỉ phun thuôc trừ sâu có nguồn gốc thực vật như nước cây duốc cá. Nếu có điều kiện thì dùng lưới bao quanh giàn rau. Rau trồng ở giàn có thể thu hoạch từng phần ăn dần.