Nhân giống cây hoa hồng bằng phương pháp ghép

Hình đại diện Nhân giống cây hoa hồng bằng phương pháp ghép
Hình đại diện Nhân giống cây hoa hồng bằng phương pháp ghép

Tuy hoa hồng là cây lâu năm, thân gỗ nhưng cây càng lâu năm sức sinh trưởng sẽ ảnh hưởng mạnh tới tuổi thọ của cây. Vì vậy, để đạt mục đích sản xuất hàng hoá thì khoảng 3 – 5 năm lại phải trồng thay thế. Ngoài ra, do có nhiều giống mới với màu sắc, mùi thơm mới lạ xuất hiện cũng đời hỏi người sản xuất phải thay thế kịp thời, do đó việc trồng thay thế là một khâu quan trọng, ở các nước tiên tiến đã có pháp luật bảo hộ cho người chuyên sản xuất cây giống.

Cây hoa hồng có thể phân ra: Cây chiết cành, cây giâm cành (giâm trong bầu hoặc giâm trên nền giá thể), và cây ghép.

Loại chiết cành: Chiết từ cây mẹ thành thục, ưu điểm dễ làm nhưng có nhược điểm hệ số nhân giống thấp cây sinh trưởng yếu. Hiện nay ít được áp dụng.

Loại giâm cành: Là cắm cành bánh tẻ, cành cứng. Đặc điểm của cây con loại này là không phát sinh biến dị và sức sống khoẻ tạo được nhiều “mầm măng”

Loại cành ghép: Gốc ghép và cành ghép không cùng một cơ sở di truyền nên chúng tương tác ảnh hương lẫn nhau. Có 2 cách ghép: ghép mắt và ghép cành. Có loại gốc ghép: gốc ghép là cây thân sinh và gốc ghép trên cành cắm, có loại mắt ghép là cành sinh trưởng, có loại là cành ngủ.

Hoa hồng (Rosa Indica)

Hoa hồng (Rosa Indica)

Ở các nước trồng hoa lâu đời (Pháp, Hà Lan,Trung Quốc…) cây giống chủ yếu được nhân theo phương pháp giâm cành, cây ghép trên cành cắm và ghép trên gốc cây thực sinh. Các giống nhập khẩu chủ yếu là cây giâm cành và cây ghép.

Ghép là phương pháp nhân giống chủ yếu của hoa hồng ở Việt Nam. So với cắm cành và nuôi cấy mô thì giá thành thấp hơn, hệ số nhân cao hơn, ít tốn kém vật liệu. Quan trọng hơn là rất nhiều giống hoa hồng khả năng sinh rễ bất định kém, cắm cành khó sống. Hơn nữa, phần lớn các giống hoa hồng rễ phát triển yếu, sức hút nước kém, kháng bệnh yếu. Khi cắt hoa liên tục rễ không đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cây. Nhưng tầm xuân là cây có bộ rễ phát triển, sức hút lớn, khả năng chống bệnh mạnh, sau khi ghép sẽ nâng cao được sản lượng và chất lượng hoa. Vấn đê lựa chọn gốc ghép là một khâu có tính then chốt.

Mục tiêu của việc tạo gốc ghép

Tuy việc tạo giống hoa hồng đã được triển khai mấy trăm năm nay nhưng việc tạo gốc ghép chưa được nghiên cứu kỹ, bởi vì việc chọn gốc ghép mất rất nhiều thời gian và sức lực. Từ thế kỷ XIX đã có những vườn ươm tạo gốc ghép nhằm tạo ra những giống, những loại hình dễ ra rễ, phương pháp tạo giống truyền thống là tuyển chọn những đặc chủng hình thái bên ngoài. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: chọn từ các cây thực sinh có đốt dài, lá nhỏ, ít nhánh và khả năng ra rễ nhanh phù hợp hơn cả.

Năm 1984, Tây Ban Nha và Đức liên kết triển khai công tác tuyển chọn gốc ghép chống mặn, họ dùng tầm xuân nhiều hoa và hoa hồng thơm lai với nhau, dùng dung dịch muối NaHCO3 để xử lý gốc ghép, để ghép lên giống Ilaseta. Kết quả cho thấy là sản lượng và khả năng tiếp hợp đều tốt. Ngoài ra, sử dụng kỹ thuật sinh học để tạo giống cũng đã được triển khai. Năm 1992, Haiken đã tạo ra giống thích hợp cho vùng á nhiệt đới và nhiệt đới của Ấn Độ. Nhật Bản cũng tạo ra hai giống K1 và K2 chống được bệnh u rễ. Trường Đại học Nông nghiệp Trung Quốc đã tuyển chọn và bồi dục được một loạt giống hoa hồng không gai làm gốc ghép, tính kháng bệnh và đặc tính ra rễ của các giống này có sự sai khác, chứng minh rằng sự tuyển chọn cây thực sinh trong giống này là có hiệu quả.

Hoa hồng phấn

Hoa hồng phấn

Nguồn gốc ghép

Bộ tầm xuân có 150 giống, chủ yếu nguyên sản ở vùng á nhiệt đới, Bắc bán cầu. Ở Việt Nam có trên 10 giống. Hiện nay, đa số hoa hồng đều là sản phẩm tạp giao với tầm xuân nên không còn loại tầm xuân thuần. Vì vậy, về lý thuyết có thể dùng bất kỳ loại tầm xuân nào làm gốc ghép cũng được. Nhưng một gốc ghép tốt cần có các đặc điểm sau: tiếp hợp tốt, tuổi thọ cây giống dài, rễ phát triển tốt, sức hút lớn, chống đổ tốt, sản lượng và chất lượng hoa cao, dễ trồng, dễ ghép… Gốc ghép chủ yếu được dùng hiện nay đều được chọn từ 3 loại: cẩu tầm xuân, nguyệt quý hoa và tầm xuân nhiều hoa.

Nguyệt quý hoa (Rosa indica):

Nguyên sản ở vùng núi phía Bắc, là cây thân bụi lâu năm, xanh quanh năm, có 3 – 5 chùm lá nhỏ, hình trứng, hoa thường là một chùm, màu tráng hồng, cành hoa nhỏ, ra hoa quanh năm.

Tầm xuân nhiều hoa (Rosa myItiflora):

Nguyên sản ở vùng Hoa Bắc, Hoa Đông, Hoa Trung, Hoa Nam -Trung Quốc, được trồng ở nước ta từ lâu là cây bụi rụng lá, hoa nhỏ có từ 5 – 9 chùm, hình bầu dục hoặc quả trứng lộn ngược, hoa thường chụm lại như hình cái ô, màu trắng hoặc màu phấn hồng hoa ra một lần vào mùa xuân.

Cẩu Tầm xuân (Rosa Canina):

Nguồn gốc ở châu Âu, cây có từ 5 – 7 chùm lá, lá rộng hình kim màu sắc đậm ra hoa một lần vào vụ xuân. Ngoài ra, có một số giống khác nữa cũng được dùng làm gốc ghép nhưng chủ yếu là các loại tầm xuân trên.