Lập kế hoạch nuôi hươu nai

Hình đại diện Lập kế hoạch nuôi hươu nai
Hình đại diện Lập kế hoạch nuôi hươu nai

Bài viết trình bày được các công việc lập kế hoạch nuôi hươu, nai và giúp bạn đọc lập được kế hoạch nuôi hươu, nai theo yêu cầu của cơ sở.

Giới thiệu quy trình thực hiện lập kế hoạch nuôi hươu, nai

Giới thiệu quy trình thực hiện lập kế hoạch nuôi hươu, nai

Xác định quy mô nuôi

Xác định cơ cấu đàn

Khi xác định cơ cấu đàn cần căn cứ vào các nguyên tắc sau:

– Quy mô đàn phải ổn định

– Các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật phải được rút ra từ thực tiễn sản xuất và có cơ sở khoa học.

– Phải loại thải hươu, nai một cách nghiêm ngặt theo các tiêu chuẩn của phẩm giống khi luân chuyển đàn.

Chọn quy mô nuôi

– Quy mô trại lớn nhỏ là tuỳ theo tính chất kinh doanh của trại và số hươu, nai phải nuôi nhiều hay ít. Song cần phải xét thêm các mặt khác tiết kiệm lao động, tiện cho việc thực hiện cải tiến công cụ và cơ giới hoá, tiện cho việc vận chuyển thức ăn đến trại và phân bón ra đồng, tiết kiệm được diện tích đất và hợp với yêu cầu kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng.

– Việc xác định quy mô chăn nuôi cần dựa vào các căn cứ sau:

+ Khả năng tài chính

+ Nhiệm vụ, phương hướng của kế hoạch sản xuất. Nhu cầu thị trường và các chỉ tiêu của nhà nước giao cho (nếu có). Bao gồm hươu, nai nuôi thịt; hươu, nai nuôi lấy nhung; hươu, nai giống xuất bán…, phân cho cây trồng hay các mục đích khác.

+ Trình độ quản lý, cơ sở vật chất kỹ thuật của cơ sở chăn nuôi.

+ Cơ sở chuồng trại – Lao động

+ Kinh doanh

– Các phương pháp xác định quy mô đàn:

+ Tiến hành điều tra: Điều tra điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tập quán chăn nuôi và thị trường tiêu thụ sản phẩm.

+ Phương pháp tính quy mô đàn dựa trên các căn cứ sau đây.

Dựa vào điều kiện thức ăn, đó là nguồn thức ăn có thể có được của một cơ sở, bao gồm các sản phẩm và các phế phụ phẩm nông nghiệp.

Dựa vào diện tích đất dành cho chăn nuôi hươu, nai.

  • Diện tích (S) đất dành cho chăn nuôi = Số đầu hươu, nai
  • Diện tích (S) đất cần cho một đầu hươu, nai.

Từ đơn vị thức ăn chúng ta tính 1 con hươu (nai) cần bao nhiêu kg thức ăn và quy thành cỏ, thóc hay ngô, căn cứ vào năng suất của cây trồng để tính diện tích ( S) cần thiết cho 1 con hươu (nai).

Dựa vào nhu cầu của thị trường (Số hươu, nai có mặt thường xuyên; số hươu, nai nuôi bán thịt; số hươu, nai lấy nhung…). Đối với hươu, nai sinh sản: Dựa vào số hươu, nai con cần bán và số con đẻ ra trong 1 năm.

– Theo thực tế hiện nay, nếu nuôi theo quy mô hộ gia đình số lượng đàn hươu (nai) khoảng từ 4 – 10 hươu, còn quy mô lớn (trang trại) số đầu hươu từ vài chục con đến hàng trăm con trở lên.

Dự toán các khoản chi phí

Liệt kê các khoản chi

– Xác định cơ cấu đàn

+ Tổng số đàn hươu, nai là bao nhiêu con trong chu kỳ sản xuất

+ Số hươu, nai có mặt từng thời điểm và số thường xuyên có mặt

+ Cơ cấu đàn: “Số con trong từng loại hươu, nai”

+ Chu kỳ sản xuất, thời gian của 1 chu kỳ, thời gian nuôi gối nhau, kế tiếp.

+ Từ đó làm cơ sở để tính toán các chi phí

– Chi phí chuồng trại

+ Lựa chọn kiểu chuồng nuôi phù hợp với từng loại hươu (nai), từng phương thức chăn nuôi.

+ Xác định diện tích chuồng nuôi, sân chơi hoặc bãi chăn thả cho các loại hươu (nai).

+ Xác định vật liệu xây dựng chuồng và phương thức xây dựng mới, hoặc tu sửa chuồng cũ hoặc thuê cơ sở chuồng trại khác….

+ Xác định các trang thiết bị: máng ăn, máng uống, …

+ Lập kế hoạch đầu tư kinh phí xây dựng.

+ Tính chi phí khấu hao cho 1 lứa, hoặc 1 năm, hoặc 1 chu kỳ sản xuất.

– Chi phí mua con giống

+ Lựa chọn giống cần nuôi phù hợp với phương thức chăn nuôi.

+ Xác định được số lượng đầu con từng loại giống, khối lượng con giống.

+ Xác định các tiêu chuẩn chính của giống cần mua.

+ Xác định cơ sở cung cấp giống, phương thức vận chuyển, thời điểm và cách thức giao nhận, giá cả… cụ thể, chính xác, chi tiết.

+ Tính chi phí cho 1 con giống và cho cả đàn.

– Chi phí thức ăn, nuôi dưỡng

+ Xác định nhu cầu dinh dưỡng của từng loại hươu (nai).

+ Lựa chọn các nguyên liệu thức ăn.

+ Xây dựng công thức phối trộn khẩu phần.

+ Xác định số lượng và chủng loại thức ăn.

+ Xác định giá cả thị trường các loại nguyên liệu thức ăn.

+ Xác định công chế biến thức ăn và chi phí điện hoặc xăng dầu.

+ Tính được chi phí cho 1 đơn vị thức ăn và cho 1 chu kỳ sản xuất.

– Chi phí chăm sóc đàn hươu, nai

+ Xác định số nhân công chăm sóc trong một chu kỳ sản xuất.

+ Xác định số lượng, chủng loại và giá thành các loại thuốc sát trùng.

+ Xác định số lượng, chủng loại và giá cả các dụng cụ vệ sinh thường xuyên

+ Xác định số lượng, chủng loại vắc-xin, kháng sinh và thuốc trị ký sinh trùng phòng bệnh cho hươu (nai) trong một chu kỳ sản xuất.

+ Tính chi phí chăm sóc đàn hươu (nai) trong một chu kỳ sản xuất

– Chi phí khác

+ Tính chi phí tiền điện, nước

+ Tính chi phí giao dịch….

Tính toán chi phí

Dự toán chi phí nuôi hươu, nai

Dự toán chi phí nuôi hươu, nai

Dự toán chi phí nuôi hươu, nai

Ví dụ 1: Tính toán chi phí cho nuôi nhốt 10 con hươu, trong đó có 6 con hươu đực và 4 con hươu cái.

Cách tính:

– Tính khấu hao chuồng trại:

+ Tổng diện tích chuồng nuôi 60 m2 chuồng nuôi, diện tích sân chơi 200 m2.

+ Tổng kinh phí xây dựng 40 triệu đồng, sử dụng trong 5 năm

+ Bình quân mỗi năm khấu hao chuồng trại 8 triệu đồng

– Trang thiết bị chăn nuôi:

+ Máy băm cỏ: 1 triệu đồng, sử dụng 5 năm bình quân mỗi năm 200.000đ

+ Máng ăn, máng uống: 20 cái sử dụng mỗi năm khấu hao 20.000đ/cái, tổng khấu hao 400.000đ.

+ Mua máy bơm nước: 500.000 đ/cái

+ Các thiết bị khác: Bình quân 50.000 đ/con/năm x 10 con = 500.000đ

– Tính chi phí mua con giống:

+ Chi phí mua con giống 10 triệu đồng/con, tổng số tiền mua con giống: 10 triệu x10 con = 100 triệu đồng.

+ Khả năng khai thác trong 10 năm, bình quân khấu hao 10 triệu đồng/năm.

– Tính chi phí thức ăn:

+ Thức ăn xanh:

20 kg/con/ngày x 365 ngày x 500đ/kg x 10con = 36.500.000đ

+ Thức ăn tinh hỗn hợp:

0,5 kg/con/ngày x 365 ngày x 12.000đ/kg x 10con = 21.900.000đ

+ Thức ăn củ quả:

1 kg/con/ngày x 365 ngày x 2.000đ/kg x 10con = 7.300.000đ

– Thuốc thú y: bình quân 100.000đ/con/năm x 10 con = 1.000.000đ

– Vắc-xin: bình quân 50.000đ/con/năm x 10 con = 500.000đ

– Tiền công lao động:

1 công lao động x 12 tháng x 3.000.000đ = 26.000.000đ

– Tiền lãi ngân hàng: Tổng vay là 200 triệu đồng x lãi xuất 8%/năm = 16triệu đồng

Dự toán chi phí nuôi 10 con hươu

Dự toán chi phí nuôi 10 con hươu

Dự toán các khoản thu

Dự toán các khoản thu từ sản phẩm chính

Căn cứ vào mục tiêu chăn nuôi mà xác định các khoản thu chính:

– Sản phẩm chính từ nhung hươu (nai).

– Sản phẩm chính từ thu thịt hươu (nai).

– Sản phẩm chính từ bán hươu (nai) giống.

Ví dụ 2: Dự toán tổng thu sản phẩm chính theo ví dụ 1

– Sản phẩm chính: Nhung và hươu con

+ 6 hươu đực cho 2 lần khai thác nhung bình quân 25 triệu đồng/con:

Tổng thu sản phẩm là nhung = 6 con x 25.000.000 đồng = 150.000.000đ

+ 4 hươu cái mỗi con đẻ 1 hươu con/năm, giá 1 con hươu con 8 triệu đồng:

Tổng thu sản phẩm là hươu con = 4 con x 8.000.000đ/con = 32.000.000đ

– Tổng cộng thu sản phẩm chính:

150.000.000đ + 32.000.000đ = 182.000.000đ

Dự toán các khoản thu từ sản phẩm phụ

– Xác định số lượng phân thải ra, tính giá thành cho 100 kg hoặc 1 tấn.

– Xác định số lượng khí gas sản sinh ra, tính giá thành Biogas.

Ví dụ 3: Dự toán các khoản thu từ sản phẩm phụ theo ví dụ 1.

– Dự toán thu từ bán phân hữu cơ: Mỗi hươu thải ra 10kg phân/ngày

10 con x 10kg/con x 360 ngày = 36.000kg = 36 tấn phân

1 tấn phân có thể bán được 150.000đ: 36 tấn x 150.000đ/tấn = 5.400.000đ

Dự toán lỗ, lãi

– Lập bảng dự toán sản xuất nhằm thống kê đầy đủ các khoản chi, thu trong quá trình sản xuất.

– Trên cơ sở dự toán ta mới phân tích được lỗ – lãi (hiệu quả của sản xuất).

Dự toán sản xuất chăn nuôi hươu, nai

Dự toán sản xuất chăn nuôi hươu, nai

Dự toán sản xuất chăn nuôi hươu, nai

Ví dụ 4. Lập bảng dự toán chi phí nuôi 10 hươu theo ví dụ 1.

Dự toán nuôi 10 con hươu

Dự toán nuôi 10 con hươu

Dự toán nuôi 10 con hươu

Cân đối lại kế hoạch nuôi

– Rà soát lại các khoản chi, số lượng chủng loại và đơn giá.

– Rà soát lại các khoản thu, số lượng, chủng loại và đơn giá.

– Lấy tổng các khoản thu trừ đi các khoản chi ta có được lợi nhuận.

– Tính chi phí cho một đơn vị sản phẩm với các nội dung sau:

+ Chi phí thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm

+ Chi phí thuốc và vắc xin cho 1 đơn vị sản phẩm

+ Các khoản chi khác phải chi phí cho 1 đơn vị sản phẩm…

– Từ việc phân tích đó cho ta đánh giá để điều chỉnh các hoạt động sản xuất.