Phế phẩm nào được tận dụng để nuôi lợn rừng

Hình đại diện Phế phẩm nào được tận dụng để nuôi lợn rừng
Hình đại diện Phế phẩm nào được tận dụng để nuôi lợn rừng

Lợn rừng là loài ăn tạp, chúng có thể sử dụng được rất nhiều loại thức ăn. Người chăn nuôi hãy tận dụng khả năng này của chúng mà đa dạng hóa các nguồn cung cấp thức ăn cho chúng với tiêu chí vừa hạ giá thành sản phẩm vừa góp phần bảo vệ môi trường, tăng thu nhập cho nhà nông.

Việc tận dụng các phụ phẩm nông, công nghiệp để nuôi lợn rừng là một hướng khai thác thức ăn hiệu quả. Đa số các phụ phẩm nông nghiệp, công nghiệp chế biến nông sản đều có thể làm thức ăn ngon miệng cho lợn rừng, cho chúng ăn tươi hoặc chỉ phải sử dụng các phương pháp chế biến đơn giản.

Trong khuôn khổ bài này xin giới thiệu cách chế biến, bảo quản một số phụ phẩm thông dụng giàu dinh dưỡng cho lợn rừng.

Chế biến bột thịt, bột xương, bột máu

Nguyên liệu

– Tận dụng các phụ phẩm ở các cơ sở giết mổ gia súc như thịt vụn, thịt còn nhiều dính ở xương, xác động vật mới chết, da, nội tạng, trứng ung,… để chế biến bột thịt hoặc bột thịt xương. Chú ý không sử dụng xác động vật chết do virut, động vật chết trong vùng dịch.

– Tận dụng các xương còn ít thịt hoặc xương đã lọc sạch thịt, xương đã qua chế biến ninh hầm làm thức ăn cho người,… để làm bột xương.

– Tận dụng lượng tiết của gia súc khi giết mổ còn tươi để chế biến bột máu.

Chế biến

Chế biến bột thịt, bột xương, bột máu

Chế biến bột thịt, bột xương, bột máu

Cách sử dụng

Sử dụng bột thịt như là thức ăn bổ sung lợn rừng với mức cung cấp là 15 – 20% khi phối trộn thức ăn.

Sử dụng bột xương chủ yếu để cung cấp khoáng cho gia súc nên không cần cho ăn nhiều, chỉ cần bổ sung 2,5 – 3% khẩu phần là đủ.

Sử dụng bột máu để bổ sung nguồn đạm với tỷ lệ 3 – 5% cho lợn rừng.

Sử dụng bã (hèm) bia, bã rượu làm thức ăn gia súc

Bã bia, bã rượu là phụ phẩm của các nhà máy rượu, nước giải khát có ga,… Là loại thức ăn rất tốt cho gia súc vì chứa lượng protein thô tới 20%, bột đường 49 – 53%, canxi 0,65%, kali 1,38 – 1,58%, giàu sinh tố B, C,…

Cách sử dụng và bảo quản bã bia, bã rượu tươi

Bã bia (hèm bia) tươi là loại thức ăn nhiều nước, mùi vị thơm ngon, chứa nhiều khoáng, vitamin nhất là các vitamin nhóm B. Ngoài ra, bã bia còn chứa chất kích thích thèm ăn và làm tăng khả năng tiết sữa ở lợn mẹ đang nuôi con. Tỷ lệ tiêu hóa các chất dinh dưỡng trong bã bia rất cao nên là loại thức ăn bổ sung chất đạm rất tốt cho mọi loại gia súc.

Tuy nhiên, bã bia, bã rượu tươi dù thơm ngon nhưng không để được lâu, dự trữ tự nhiên trong chum, vại sạch chỉ được khoảng 1 tuần là xảy ra quá trình lên men và làm mất chất dinh dưỡng, tăng độ chua. Vì vậy, để kéo dài thời gian bảo quản bã bia, rượu người chăn nuôi cần bảo quản bằng cách cho thêm muối ăn với tỷ lệ là 11,5 kg muối ăn với 1 tấn bã bia hoặc bã rượu.

Bã bia, bã rượu chỉ nến cho ăn với liều lượng không quá 1/2 lượng thức ăn trong khẩu phần của bò sữa, lợn, Cứ 4,5 kg bã bia hoặc bã rượu tương đương với 1 kg thức ăn tinh. Khi sử dụng loại phụ phẩm này thì giảm lượng thức ăn tinh để khẩu phần của gia súc không dư thừa chất đạm gây lãng phí. Khi cho ăn nên trộn bã bia hoặc bã rượu với thức ăn tinh cho ăn làm nhiều bữa trong ngày.

Nói chung, khi cho ăn tươi thì có thể cho ăn tới 60 – 65% khẩu phần đối với lợn rừng.

Chế biến và sử dụng bã bia, bã rượu khô

Chế biến và sử dụng bã bia, bã rượu khô

Chế biến và sử dụng bã bia, bã rượu khô

Chế biến và sử dụng bã đậu nành (đậu tương)

Bã đậu nành là phụ phẩm của nghề chế biến đậu phụ hoặc sữa đậu nành.

Bã đậu nành không những là thức ăn giàu dinh dưỡng mà còn có mùi thơm ngon, vị ngọt nên gia súc rất thích ăn. Khoảng 7 kg bã đậu nành có giá trị năng lượng tương đương với 1 kg thức ăn tinh hỗn hợp mà hàm lượng Protein thô lại cao hơn nhiều. Vì vậy, bã đậu nành được coi là nguồn thức ăn giàu đạm cho mọi loại gia súc.

Tuy nhiên, trong bã đậu nành sống có men phân giải ure nên nếu cho gia súc quá nhiều ăn bã đậu nành sẽ tạo ra số lượng lớn amoniac (NH3) có thể gây ngộ độc cho gia súc. Vì vậy, chia nhỏ bã đậu nành sống ra thành các bữa nhỏ để đảm bảo an toàn cho gia súc.

Bã đậu nành có thể được dữ trữ lâu dài bằng phương pháp sau:

Bã đậu nành có thể được dữ trữ lâu dài

Bã đậu nành có thể được dữ trữ lâu dài

Chế biến và sử dụng bã sắn

Bã sắn là phụ phẩm của nghề ọhế biến bột sắn, sau khi nghiền lọc lấy đi tinh bột từ củ sắn thì còn lại bã sắn.

Bã sắn có thể dùng ở dạng tươi hoặc khô cho gia súc đều được.

Khoảng 6 kg bã sắn có giá trị năng lượng tương đương với 1 kg thức ăn tinh nhưng hàm lượng Protein lại thấp hơn.

Khi sử dụng bã sắn nên cho ăn thêm với urê, rỉ mật và khoáng để dinh dưỡng được cân đối, có thể dùng như thế với mức 15 – 20 kg/1 bò sữa/ ngày.

Nên sử dụng bã sắn với bã đậu nành để bổ sung dinh dưỡng cho cân đối. Nếu kết hợp 6 kg bã sắn với 7 kg bã đậu nành thì hỗn hợp 13 kg này có giá trị năng lượng tương đương với 2 kg thức ăn tinh. Nếu thêm vào hỗn hợp trên bột sò, bột xương, bột đầu tôm,… thì có thể dùng hỗn hợp đó thay thế tới 1/3 hoặc 1/2 lượng thức ăn tinh trong khẩu phần của lợn.

Chế biến bã đậu nành dạng bột khô để dự trữ và bảo quản được lâu bằng phương pháp sau:

Chế biến bã đậu nành dạng bột khô để dự trữ và bảo quản được lâu

Chế biến bã đậu nành dạng bột khô để dự trữ và bảo quản được lâu