Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

Hình đại diện Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài
Hình đại diện Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây xoài

Cây xoài là cây ăn quả nhiệt đới quan trọng ở nước ta, được trồng phổ biến ở nhiều vùng trong nước để lấy quả, lấy gỗ, làm cây bóng mát, cây cảnh và cây che phủ đất, chống xói mòn.

Ở nước ta có hơn 20 giống xoài khác nhau. Nổi tiếng có xoài cát (Mỹ Tho, Tiền Giang), xoài Thanh Ca (Bình Định), xoài tròn Yên Châu (Sơn La), xoài tương Khe Xanh (Quảng Trị)…quả xoài chín ăn ngọt, thơm, giàu dinh dưỡng. Trong 100g phần ăn được cho 100calo, 11 – 12% đường tổng sổ, 0,2% axít, giàu viatmin A (4,8mg), B2 và C, Ngoài ra còn các chất khoáng K, Ca, P, S, Cl. Hoa xoài dùng làm thuốc và là nguồn mật rất tốt.

Đặc tính sinh học và yêu cầu ngoại cảnh

Xoài được xem như cây chịu hạn nhờ có bộ rễ ăn sâu. Hoa xoài ra từng chùm thường ở ngọn cành, mỗi chùm hoa có từ 200 – 4.000 hoa, một cây ỉớn có đến hàng triệu hoa. Mỗi chùm thường có 2 loại hoa, hoa lưỡng tính và hoa đực. Tỷ lệ hoa lưỡng tính với hoa đực phụ thuộc vào giống, nơi trồng, các năm khác nhau. Mức độ đậu quả của xoài còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh như vào thòi gian nở hoa gặp mưa, nhiệt độ hạ thấp trời lạnh và độ ẩm không khí quá cao làm cản trở sự nảy mầm của hạt phấn, nấm bệnh phát triển…

Để tăng khả năng thụ phấn cho cây trong vưồn nên trồng thêm một số giống khác nhau ngoài giống chính của địa phương.

Cây xoài

Khí hậu:

Nhiệt độ thích hợp 24 – 26°C, tháng lạnh nhất không dưới 15°C.

Lượng mưa ít nhất 1000 – 1200mm. Trồng xoài cần có một mùa khô để giúp cho cây phân hoá mầm hoa được thuận lợi.

Yêu cầu đủ ánh sáng.

Đất đai: Xoài là cây không kén đất, có thể trồng trên nhiều loại đất: đất đồi, đất cát, đất có lẫn đá sỏi vẫn mọc và cho quả tốt nếu chăm bón đầy đủ, xoài phát triển tốt trên đất phù sa ven sông có đủ nước ngọt như ở Đồng bằng sông cửu Long, Độ pH 5,5 – 6,5.

Kỹ thuật và chăm sóc

Nhân giống

Gieo hạt: Các giống xoài của ta phần lớn hạt đều đa phôi nên có thể gieo hạt mà vẫn giữ được các đặc tính tốt của cây mẹ. Chọn cây có năng suất cao, ít cách năm, phẩm chất quả thơm ngon, thích nghi với điều kiện khí hậu địa phương lấy hạt để gieo. Hạt lấy về gieo ngay, khi gieo đập nhẹ cho vỡ vỏ cứng để hạt chóng nảy mầm. Một hạt có thể mọc nhiều cây, chọn để lại cây khoẻ.

Chiết cành: Giống các cây ăn quả khác như vải, nhãn…

Ghép cây:

+ Gốc ghép: Quéo, muỗm, mắc chai, xoài rừng.

+ Dùng phương pháp ghép áp hoặc ghép mặt. Chọn đoạn cành một năm, phát triển đầy đặn, lớp vỏ ngoài còn xanh để lấy mắt ghép.

+ Thời vụ ghép: Vụ xuân (tháng 2 – 3), vụ thu (tháng 8 – 10) ở miền Bắc, và đầu mùa mưa ở miền Nam.

Trồng và chăm sóc

Đào hố: có đường kính 80cm, sâu 50 – 60cm. Khoảng cách hố tuỳ theo giống có thể là 8 x 10m hoặc 12 x 12m.

Bón phân: mỗi hố bón lót 20 – 30kg phân chuồng hoai mục, khi cây còn non thì bón thúc NPK theo tỷ lệ: 10: 10: 20 mỗi cây 300 – 500g. Bón tăng dần theo đà lớn của cây hàng năm. Cây có quả mỗi cây 1,5 – 2, 5kg phân hỗn hợp. Mỗi năm có 2 lần bón chủ yếu là trước khi xoài ra hoa và sau khi thu hoạch quả.

Để giúp cho cây có khả năng ra hoa đều các năm và có nhiều quả nên dùng các hoá chất như Ethenfon 1ml chất hữu hiệu pha trong một lít nước hoặc dung dịch KNO3 1% phun lên lá và những cành ngoài tán. Tuỳ theo độ lớn của cây có thể dùng 30 – 50 lít dung dịch phun cho một cây.

Phòng trừ sâu bệnh: Trên cây xoài có các loại sâu bệnh chính như:

Rầy hoa xoài: Dùng Bassa 0,1%, Mipcin 0,2 – 0,3% hay Trebon 0,1% để phun.

Sâu hại hoa xoài: Châu chấu, sâu xanh, sâu đo, sâu đục nụ. Dùng Monitor 0,1%, BI58 0,1%.

Rệp sáp: Supracide 0,1%, dùng Polysulfura calci: 0,5%.

Bệnh thán thư: Kasuran BTN (0,1%), Benlat 0,1%.

Thu hoạch: Cây trồng bằng hạt sau 4 – 6 năm cho lứa quả đầu tiên; trồng bằng chiết, ghép sau 3 năm được thu quả.

Năng suất khác nhau tùy theo giống và trình độ thâm canh, trung bình ở cây đã ổn định là 50 – 200kg. Phần ăn được của quả so với trọng lượng quả 60 – 80%.