Vài nét tình hình chăn nuôi vịt ở đồng bằng sông Cửu Long

Hình đại diện Vài nét tình hình chăn nuôi vịt ở đồng bằng sông Cửu Long
Hình đại diện Vài nét tình hình chăn nuôi vịt ở đồng bằng sông Cửu Long

Nhìn chung đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long vẫn là nơi có đàn vịt lớn nhất. Theo tài liệu thống kê hàng năm, ở các nước có khoảng 30 triệu vịt giống. Ở miền Nam theo bảng thống kê về tình hình nông nghiệp số lượng vịt nuôi năm 1965 là 13.484.000 con và hàng năm cứ tăng dần, đến năm 1974 số đầu vịt nuôi là 23 triệu con. Riêng các tỉnh miền Tây có 18 triệu con vịt. Hàng năm miền Nam đã sản xuất ra từ 15-20 triệu vịt thịt, bình quân thể trọng mỗi con là 1,3-1,4 kg. Số lượng trứng sản xuất hàng năm là 214 triệu quả. Riêng năm 1974 miền Nam đã sản xuất 32 triệu vịt giống và 362 triệu quả trứng.

Vịt trên ruộng lúa

Vịt trên ruộng lúa

Sự phân bố số vịt nuôi tại miền Nam Việt Nam không đồng đều, đa số vịt nuôi đều tập trung tại miền Tây Nam Bộ (chiếm 77,0% của tổng số vịt nuôi toàn miền Nam). Sau đây là số liệu đã thống kê vào năm 1974 :

Miền Tây có 17,9 triệu con, cao nhất là Long An 3,5 triệu con, chiếm 15%, sau đó là Tiền Giang 2,5 triệu con.

Các tỉnh miền Đông nuôi 2,6 triệu con, chiếm 11,3%. Các tỉnh miền Trung Trung Bộ (từ Quảng Trị đến Bình Thuận) nuôi 2,4 triệu con, chiếm 10,56%.

Riêng ở vùng cao nguyên Trung bộ số lượng vịt nuôi tương đối ít; 52 nghìn con, trong đó cao nhất là tỉnh Đắc Lắc: 18 nghìn con.

Vịt trên ruộng lúa

Vịt trên ruộng lúa

Hiện nay chúng ta đang phát triển mạnh nghề trồng lúa, nhất là lúa nước. Những đồng ruộng rộng lớn ở miền Nam là môi trường thuận lợi cho ngành nuôi vịt. Đây cũng là một cách khai thác tài nguyên theo hệ sinh thái học mà người nông dân của chúng ta có rất nhiều kinh nghiêm từ nhiều đời nay.