So sánh giữa nuôi lợn rừng và lợn nhà

Hình đại diện So sánh giữa nuôi lợn rừng và lợn nhà
Hình đại diện So sánh giữa nuôi lợn rừng và lợn nhà

Cho biết các lợi thế hiệu quả của chăn nuôi lợn rừng so với chăn nuôi lợn nhà?

So sánh hiệu quả chăn nuôi lợn rừng với chăn nuôi lợn nhà

So sánh hiệu quả chăn nuôi lợn rừng với chăn nuôi lợn nhà

Nuôi lợn rừng có những khó khăn gì? Phương thức tháo gỡ những khó khăn đó?

Bất kỳ nghề làm kinh tế nào cũng có những khó khăn, chăn nuôi lợn rừng cũng có những khó khăn khá đặc thù, đó là:

– Chưa có hệ thống cung cấp giống chuyên nghiệp.

– Kiến thức khoa học kỹ thuật đặc thù cho chăn nuôi lợn rừng còn nhiều hạn chế.

– Diện tích chuồng trại tuy không phải sử dụng các vật liệu đắt tiền nhưng lại đòi hỏi diện tích rộng lớn.

– Lợn lớn chậm và thể trọng khai thác nhỏ (25 – 40kg) nên quay vòng vốn chậm.

– Sản phẩm chứa có công nghệ chế biến nào đề cập tới do sản lượng thịt xẻ sản xuất được còn thấp. Sản phẩm chỉ chủ yếu bán ở dạng tưoi sống nên thị trường tiêu dùng vẫn mang yếu tố chưa ổn định.

Để tháo gỡ các khó khăn trên cần phải có thời gian. Trước mắt việc phát triển trang trại lợn rừng phải được người chăn nuôi giàu tâm huyết nghiên cứu kỹ. Khi đã quyết định đầu tư phải chú trọng con giống ban đầu có lý lịch rõ ràng, tốt nhất là lợn rừng thuần (có thể bằng con đường nhập khẩu). Từ đó, việc nhân giống và quản lý giống cần được thực hiện nghiêm túc và thường xuyên bởi kỹ thuật viên có chuyên môn tốt làm việc trong trang trại.

Thường xuyên gần gũi, phát hiện những đặc tính tốt của đàn lợn rừng để cải thiện khâu chăm sóc, nuôi dưỡng phù hợp hơn, đa dạng hơn để tận dụng hết mọi ưu thế.

Chuẩn bị vốn lưu động cẩn thận để xoay chuyển hướng khai thác trong chăn nuôi lợn rừng khi thị trường có biến động.

Chủ động học hỏi và hướng tới chăn nuôi gắn liền với giết mổ tập trung và công nghệ chế biến đặc thù cho sản phẩm của chăn nuôi lợn rừng.

Tôi muốn nuôi lợn rừng thì mua giống ở đâu và chọn giống như thế nào?

Người chăn nuôi hiện nay có thể liên hệ để mua giống ở các trang trại lợn rừng trong nước.

Một số cơ sở nuôi và kinh doanh lợn rừng

Một số cơ sở nuôi và kinh doanh lợn rừng

Chọn giống lợn rừng hiện chưa có phương pháp chuẩn xác vì giống lợn rừng lai hiện nay còn khá đã dạng và ít ổn định. Tuy nhiên, về cơ bản thì để lựa chọn được giống lợn rừng tốt, người chăn nuôi chú ý các đặc điểm sau:

Trước hết, cần nắm vững một số điểm sai khác cơ bản về ngoại hình giữa lợn rừng và lợn nhà về ngoại hình.

Chọn lợn rừng (hoặc lợn rừng lai) đực giống về cơ bản là có thể chất rắn chắc, không quá beo hoặc quá gầy, chân khỏe, tính hiền nhưng nhanh nhẹn, hăng tính dục nhưng cũng không xuất tinh quá sớm.

Chọn lợn nái rừng (hoặc lợn rừng lai) giống về cơ bản là cần có các đặc điểm sau: thân hình thon dài,, mông nở, vai nở, chân chắc khỏe, đuôi luôn vẫy, hai hàng vú đều đặn, khoảng cách giữa 2 hàng vú không quá xa. Số vú chỉ nên từ 8 -10 vú, không có vú kẹ, đầu vú tịt, vú lép.

Tóm lại, về ngoại hình cơ bản để chọn được lợn rừng giống tốt thì chú ý các đặc điểm sau:

– Thân hình cao, chắc khỏe

– Lưng thẳng và dài

– Vai dày và rộng

– Mông gọn, chắc

– Đuôi luôn vẫy

– Chân cao, nhanh nhẹn.

Tiếp theo là cần xác định về độ tuổi làm giống:

– Lợn rừng đực giống phải có độ tuổi 1 năm.

– Lợn rừng mẹ phải có độ tuổi từ 9 tháng trở lên.

Lợn Nít, lợn “cắp nách”, lợn Mẹo, lợn Mít,… mà đồng bào dân tộc nuôi, thả vùng rừng đệm, trên nương rẫy,… có phải là lợn rừng không?

Lợn bản địa bé nhỏ, chậm lớn nhưng có phẩm chất thịt rất thơm ngon mà đồng bào dân tộc thường nuôi và được gọi bởi nhiều tên khác tùy vùng như lợn “cắp nách”, lợn Mẹo, lợn Mít,…đều không phải là lợn rừng tuy chúng có đời sống chịu đựng kham khổ, tự kiếm ăn, sinh đẻ rất khéo tương tự như lợn rừng, song về mặt di truyền và các đặc điểm ngoại hình cơ bản cho thấy chúng không phải là lợn rừng thuần mà chỉ có thể là có nguồn gốc từ lợn rừng nhưng đã được con người thuần hóa lâu năm, pha tạp tạo thành nhiều dòng giống khá ổn định rồi.

Lợn rừng thuần có đặc điểm nổi bật về lông chụm 3 chân 1 gốc và da rất dầy, chân cao, nhanh nhẹn, mắt tinh nhanh và khả năng nhạy cảm rất tốt. Lông dài, cứng và chụm để nhận và truyền nhanh chóng, đầy đủ nhiều thông tin trong môi trường về thần kinh trung ương như tốc độ gió, nắng nóng, độ ẩm,… Da dầy để hạn chế mức tổn thương khi phải lùng sục trong các bụi cây kiếm ăn, để tránh bị côn trùng đốt, để giảm thương tích khi phải đấu tranh chống trả với kẻ thù,… thì những đặc điểm này ở  lợn đã thuần dưỡng thường bị phai nhạt đi rất nhiều.

Mặt khác, đa số các giống có trọng lượng không nhỏ lắm trong khi giống lợn Mít, lợn “cắp nách”, thì khó có thể lớn hơn 25 kg.

Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có công trình nghiên cứu khoa học nào về nguồn gốc từng giống lợn này. Song bước đầu so sánh định tính thì các giống lợn kể trên không thể xếp cùng với các giống lợn rừng đã và đang được nuôi ở Việt Nam và ở các nước khác.

Tôi nghe nói lợn rừng hiện nuôi ở Việt Nam chủ yếu là lợn rừng lai, vậy lợn rừng lai là sản phẩm của phép lai giữa các giống lợn nào?

Đúng vậy.

Hiện ở  nước ta việc mua lợn giống chủ yếu là từ:

Các cơ sở nuôi lợn rừng.

Các công ty buôn bán giống vật nuôi đặc sản.

Các lái buôn tiểu ngạch nhập lợn rừng thuần hoặc lợn rừng lai từ các nước khác (chủ yếu là nguồn lợn rừng lai từ Thái Lan).

Hoặc tự gây giống.

Các con lai hiện nay là thường là sản phẩm của các phép lai giữa các giống lợn sau:

phép lai giữa các giống lợn

Lợn rừng lai có đặc điểm gì khác về ngoại hình, năng suất, chất lượng thịt so với lợn rừng thuần và các loại lợn thông dụng khác không?

Lợn rừng lai vẫn có khá đầy đủ các ngoại hình của lợn rừng như:

– Có lông bờm, mỗi gốc lông gồm 3 chân lông, lông nhám, thô rám.

– Dáng thon, cao khoảng 65 – 70 cm, chắc khỏe, mình mỏng. Phần vai trước thường cao hơn chân sau làm cho hình dạng của lợn rừng vai cao mông thấp. Mông gọn, đuôi dài có túm lông ở cuối đuôi và hay vẩy. Hai vai và bên trên của 2 chân phía trước đều có u hoặc tấm mỡ sụn lồi ra thành chai cứng. Độ lớn và dày của u chai cứng hoặc tấm mỡ sụn này tăng theo tuổi. Khi lợn rừng 3 tuổi, tấm chai này dày 3 cm, khi lợn rừng 5 tuổi, tấm chai dày 5 cm. Lợn nhà hoàn toàn không có những đặc điểm trên.

– Bụng lợn rừng trùng, đuôi nhỏ thon còn bụng lợn nhà là bụng treo, đuôi dài mập tròn. Lợn rừng nói chung có hình dạng cao, gầy.

– Mặt dài, mõm nhọn, tai nhỏ dựng cứng ép sát đầu.

– Mắt to, lồi, màu đen, híp phần cuối đuôi mắt, tia nhìn dữ tợn. Mặt lợn nhà thì thường ngắn, mõm ngắn và to, tai to, mắt không lồi và ánh nhìn hiền lành.

– Mũi lợn rừng mềm nhưng mạnh khỏe phù hợp với phương thức kiếm ăn trong cuộc sống hoang dã của chúng là đào bới đất, dũi mô đất mới để đào củ, gốc cây,các côn trùng,…

– Lợn rừng có 4 răng nanh dài, mỗi bên mọc 2 cái, mỗi cái mọc ở 1/4 hàm. Mỗi răng nanh dài trung bình khoảng 10 – 12 Riêng con đầu đàn có răng nanh cong, to, dài tới 90cm. Răng nanh mọc dài từ mép miệng sang 2 bên, mỗi bên có 1 đôi răng nanh, nanh trên và nanh dưới khép kín và khớp nhau, 2 đầu răng nanh trên dưới khớp nhau nên tạo thành đầu nhọn. Mút đầu răng trên và mút đầu răng dưới thường miết cọ sát lẫn nhau nên 2 răng nanh giống như được mài sắc mỗi ngày nên răng nanh của lợn rừng thường rất sắc và nhọn. Tuy nhiên, răng nanh chỉ có thể mọc dài ra khỏi mõm khi lợn được 4 – 5 năm tuổi. Trong khi đó, người chăn nuôi lại không khai thác lợn rừng lâu đến thế vì vậy ít khi chúng ta thấy lợn rừng lai đem bán lại có răng nanh lớn dù các con lợn đó không được bấm răng nanh lúc sơ sinh.

Tuy ngoại hình cơ bản vẫn có các đặc diểm của lợn rừng nhưng ở lợn rừng lai thì các đặc điểm như tấm chai, lông dầy, răng nanh dài nhọn sắc, chân cao thon,… đều không rõ rệt lắm, chỉ vừa đủ để phân biệt với các giống lợn nhà.

Đặc biệt là các tập tính sinh hoạt cũng có sự sai khác như tính cảnh giác, mức nhanh nhẹn, nhạy cảm tìm thức ăn, tìm bạn tình, đẻ và nuôi con,… đều có chiều hướng giảm bớt rõ rệt so với lợn rừng thuần sống trong tự nhiên. Thậm chí, có những trang trại lợn rừng mà có thể ve vuốt chúng như những con mèo vậy.