Mùa thay lông của chim Khướu

Hình đại diện Mùa thay lông của chim Khướu
Hình đại diện Mùa thay lông của chim Khướu

Mỗi năm chim chóc có một mùa thay lông. Với chim sống ngoài hoang dã thì mùa thay lông này đến sau mùa sinh sản của chúng, nghĩa là vào khoảng tháng sáu, tháng bảy âm lịch trở đi. Con chim bắt đầu thay lông đến khi có bộ lông mới phải mất một thời gian từ hai đến ba tháng. Sống ngoài trời, dù đang thay lông chim Khướu vẫn đủ sức đi kiếm ăn, mặc dầu sức khỏe của nó cũng có phần sút kém.

Chim nuôi trong lồng, mỗi năm cũng phải thay lông một lần, nhưng mùa thay lông của chúng không nhất thiết trùng hợp với chim sống ngoài trời. Có chim thay lông rất sỏm, vừa đổ mưa đă thay lông, nhưng cũng có chim thay trễ.

Sự thay lông bình thường, sớm hay trễ đối với chim nuôi là tùy vào sức khỏe của mỗi con. Chim không được sung thì thay lông sớm, chim khỏe mạnh thay lông trễ hơn.

Con Khướu khi thay lông có trường hợp trông thảm hại như những chim khác: lớp lông cũ khô khốc bắt đầu rụng từ từ, cũng từ phần đầu xuống tới phần thân, rồi đến đuôi và cánh. Những lông cũ nào rụng trước thì nơi đó lớp lông mới được bung ra, nên dù thay lông nhưng trông bộ lông chim không đến nỗi xơ xác. Chỉ có phần đuôi, đôi khi rụng đến vài ba chiếc một lần, nên trông con Khướu có vẻ tàn lạ. Nhưng kinh nghiệm cho thấy chim nào lớp lông cũ rụng nhanh thì lớp lông mới ra nhanh, giúp thời gian thay lông của nó rút ngắn lại, không kéo dài ngày đến vài ba tháng như những chim khác.

Trong thời gian thay lông, chim phải sống trong tình trạng suy yếu sức khỏe, coi như đó là một cơn bệnh nặng mà năm nào chim cũng phải trải qua một lần, đến nỗi đình trệ tất cả mọì sinh hoạt hằng ngày, kể cả ăn uổng, ca hót…

Vì vậy, khi con chim thay lông xong, chủ nuôi nào cũng tỏ ý mừng dùm cho nó. Mà nói đúng ra cũng… mừng luôn cho mình, vì khi con chim đã có bộ lông mướt mát thì sự chăm sóc cho nó bớt đi nhiều công sức.

Như quí vị đã biết, nuôi chim thay lông là cả một sự vấl vả mệt nhọc, kóo dài hai ba tháng trường. Vì nếu chểnh mảng một chút, con chim quí có thể chết lúc nào không hay. Nào là thức ăn phải bổ dưỡng, nào là sưởi nắng rồi tắm nước ấm, nào là phải trùm áo lồng cho chim được yên tĩnh mà ngơi nghỉ nhiều giờ…

Con Khướu trông bề ngoài thấy mạnh, nhung nó cũng dễ chết! Có nhiều con đang thời kỳ thay lông vẫn hót, thế nhưng nó suy lúc nào mình cũng không hay. Vì vậy khi phát giác con chim hót yếu, hoặc bỏ hót một vài ngày thì đó là lúc… vô phương cứu chữa! Con chim lúc này chỉ còn lại một túm lông, bụng nhô lưỡi hái lên cao bén như lưỡi dao cạo… Chim mà suy như vậy thì thuốc… tiên cũng không chữa nổi!

Vì vậy, sắp đến mùa chim thay lông, người nuôi chim nào cũng tỏ ra buồn chán, vì họ phải bỏ ra nhiều công sức chăm sóc cho chim, nhưng lại không được hưởng cái thú nghe chim hót, ít ra cũng mấy tháng trường…

Chăm sóc con chim đang thay lông đâu phải là việc làm quấy quá được. Vì nếu không gia công chăm sóc thì việc thay lông có thể kéo thêm dài ngày, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của chim.

Khi con Khướu sắp thay bộ lông cũ thì ta thấy toàn bộ lông trên mình nó trở nên khô khốc, cũ kỹ, không còn chút tươi tắn mướt mát nào. Thế rồi sau đó mấy hôm bắt đầu thấy vài ba chiếc lông nhỏ rơi rớt dưới bố lồng, báo hiệu chim bắt đầu thay lông.

Việc đầu tiên, quí vị phủ áo lồng lại, và treo chim vào một nơi yên tĩnh nhất để chim được ngơi nghỉ độ vài ba tuần. Tất nhiên, mỗi tuần chừng vài lần vẫn cho chim tắm nắng sáng, độ nửa giờ; và tắm nước ấm… rồi lại treo chim vào nơi yên tĩnh để hạn chế sự hoạt động tối đa của nó. Trùm kín áo lồng thì chim không hót, và hạn chế sự bay nhảy.

Chim Khướu tuy lớn và mạnh, nhưng khi thay lông sức khỏe cũng suy yếu, nên cần phải được tẩm bổ thêm trứng kiến, sâu tươi, cào cào… Cứ cho chim ăn đầy đủ, được nhiều chừng nào tốt chừng nấy. Thỉnh thoảng nên tập cho Khướu ăn vài mẩu nhỏ thịt bò, nhái hay thằn lằn…

Việc trùm áo lồng lâu ngày như vậy, Khướu sẽ thay lông mau chóng, và phục hồi sức khỏe cũng mau chóng.

Nhiều nghệ nhân trong thời gian Khướu thay lông, thay vì vẫn cho ăn gạo rang trộn trứng, lại cho ăn bột đậu xanh trộn trứng, và thấy có kết quả tốt.

Bột đậu xanh trộn trứng vốn là thức ăn của chim Vành Khuyên (chim Khoen), không hợp với các loại chim hót lớn con như Chích Chòe Than, Lửa, kể cả chim Họa Mi nữa… Thế nhưng, với Khướu thì nó lại hạp.

Chỉ khi nào con Khướu khắp mình phủ bộ lông mới mướt mát, thì lúc đó mới được gọi là thay lông xong.

Sau mùa thay lông, Khướu sung sức trỏ lại, căng lửa và bắt đầu hót… Giọng của nó từ nhỏ đến lớn dần; thời gian đầu thì hót lai rai, sau siêng hót, và hót cả ngày không biết chán…

Nuôi con Khướu thay lông đâu phải là chuyện dễ dàng gì…

Thế nhưng, cỗ phải mỗi năm chim chỉ thay lông có mỗi một lần đó đâu! Ngoài việc Khướu thay lông đúng mùa ra, cũng như các loại chim rừng khác, có thể nó còn thay lông nhiều kỳ nữa. Người ta gọi đó là việc thay lông bất thường.

Thay lông bất thường thì không thay hết cả bộ lông mà chỉ thay một phần nhỏ nào đó mà thôi. Chẳng hạn vài cái lông đuôi, ít cái lông cánh, mươi cái lông vũ trên mình. Nhưng, dù sao đó cũng được tính là một kỳ thay lông, cũng làm con chim yếu ớt trong một thời gian, dài hay ngắn ngày là tùy vào sự chăm sóc nuôi dưỡng của mình có chu đáo hay không.

Nhiều người xem thường việc thay lông bất thường của chim, cho rằng chỉ rớt vài ha cái lông đâu có quan hệ gì đến sức khỏe của chim, khiến chim suy yếu dần, và khi phát giác ra thì đã muộn!

[AdSense-A]

Chim thay lông hất thường, tuy nhẹ so với việc thay lông định kỳ, nhưng không thể coi thường được. Do nhẹ, mà biết chăm sóc chu đáo thì thời gian thay lông sẽ rút ngắn được rất nhiều, có thể ba bốn tuần là xong. Nhưng, nếu coi thường thì sức khỏe của chim sẽ tuột dốc đến mức thảm hại, có khi không còn cách cứu chữa nữa.

Xem thế đủ thấy, nuôi con chim sống được là một chuyện, nhưng chăm sóc cách nào cho con chim sung sức hót căng lại là một chuyện khác, và giữ gìn sức khỏe con chim được bình thường mãi cũng là chuyện không phải dễ dàng gì.

Có nhiều lý do khiến Khướu thay lông bất thường. Mà khổ thay những lý do đó khiến người nuôi vô tình không nghĩ đến:

Thay đổi thức ăn: Cũng là gạo rang trộn trứng, nhưng chủ nuôi pha trộn cách khác, nay mình pha trộn cách khác, chim cũng bị sốc, biếng ăn. Mà chim chỉ cần bỏ ăn vài ngày là suy…

Thay đổi chỗ ở: gặp môi trường sống lạ, Khướu vẫn bị sốc.

Di chuyển đường xa khiến Khướu mệt nhọc, hoảng sợ…

Do thay đổi khí hậu đột ngột.

Do lâu ngày không phơi nắng, hoặc do phơi nắng quá lâu khiến chim bị hốc nắng.

Do lâu lắm không được tắm nước.

Và còn rát nhiều lý do khác nữa… Việc thay lông bất thường có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, có thể xảy ra ngay sau khi vừa thay lông đúng mùa xong vì vậy không ai nuôi chim mà dám xem thường việc chăm sóc cho con chim cả. Tóm lại, nhiều người nuôi Khướu cứ tưởng là con Khướu mạnh, có nhiều sức khỏe để lướt qua những cú sốc thông thường, nên lơ là viẹc chăm sóc cho nó. Họ đâu ngờ rằng con chim nào cũng yếu ớt cả: chỉ nhịn khát một ngày là chết, chỉ nhịn ăn hai ngày là sức khỏe đã suy sụp, nhiều khi không cứu chữa nổi! Vì vậy, đừng thấy con chim mạnh mà ỷ y, mà coi thường. Hằng ngày nên để ý đến sức khỏe của nó, đến việc ăn uống của nó, xem có bình thường hay không. Con chim mà buổi sáng hót, buổi chiều ngưng, sức khỏe nó chắc chắn đã có “vấn đề”, ta không nên coi thường được.

Nên tránh cho chim thay lông nhiều lần trong năm, con chim như vậy khó giữ mãi được phong độ vốn có của nó, dù là chim hay cũng hóa dở mà thôi…