Cây cà

Hình đại diện Cây cà
Hình đại diện Cây cà

Cây cà là cây thân cỏ sống hàng năm hay nhiều năm, cao 0,70 – 2,0m, thường có gai và nhiều lông, mép phân thuỳ ít hay nhiều, gân lá thường có gai. Hoa mọc ở ngoài nách lá, hình phễu, màu tím xanh, tím nhạt hoặc trắng, có cuống phình to ở đầu sau rủ xuống. Quả mọng, to, có hình dạng, kích thước và màu sắc thay đổi tuỳ theo giống; hạt nhiều, bé, dẹt, màu vàng.

cay ca

Cà gốc ở Ấn Độ, ngày nay được trồng ở nhiều nước để lấy quả làm rau xanh.

Ở nước ta, cà được trồng phổ biến ở mọi vùng, với nhiều giống khác nhau. Riêng ở các tỉnh phía Bắc, thường gặp một số giống sau đây:

Giống cà bát: quả to bằng cái bát, màu trắng hoặc màu xanh (cà bát trắng, cà bát xanh).

Giống xà xoan: quả dài, màu xanh.

Giống cà pháo: quả thon, bè, màu trắng hay vàng (giống cà nghệ có cùi mỏng, nhiều hạt ăn rất dòn), trồng rất phổ biến.

Giống cà tứ thời: quả bé, hình cầu, có màu sắc thay đổi, cho thu quả quanh năm.

Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của quả cà (tuỳ theo giống trồng).

Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của quả cà (tuỳ theo giống trồng).

Giống cà dái dê: quả dài,thon, màu trắng hoặc màu tím, nhập từ Pháp để trồng ở quanh các thành phố, thị xã, ngoài ra còn có các giống: cà tím, cà dừa, cà sung…

Quả cà muối ăn với nước canh là món ăn quen thuộc từ bao đời nay đối với mọi người dân Việt Nam. Đến mùa thu họach, không một gia đình nông thôn nào lại không có vại cà. Quả cà tím và cà dái dê còn được cắt mỏng tẩm bột rán hoặc nấu bung để ăn.

Khi trồng được nhiều, người ăn không hết, có thể sử dụng cà nấu lẫn với cám, bột, bã rượu và các thức ăn khác, cho lợn ăn rất tốt.