Giới thiệu kỹ thuật trồng rau thủy canh

Hình đại diện Giới thiệu kỹ thuật trồng rau thủy canh
Hình đại diện Giới thiệu kỹ thuật trồng rau thủy canh

Giới thiệu về trồng rau thủy canh

–  Thủy canh là kỹ thuật trồng cây không cần đất, mà trồng trực tiếp vào dung dịch dinh dưỡng và các giá thể khác không phải là đất. Các giá thể này có thể là cát, trấu hun, vỏ xơ dừa, bột dừa, than bùn, sỏi nhẹ,….

– Dinh dưỡng thủy canh đã được chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế không ảnh hưởng tới sức khỏe người tiêu dùng. Đây là phương pháp đơn giản giúp người dân thành phố có thể tự trồng rau sạch để ăn, là một thú tiêu khiển như chăm sóc hoa cây kiểng, là cách thư giãn của người có cường độ làm việc cao như hiện nay, đặc biệt với người lớn tuổi, người về hưu và trẻ em.

Ưu điểm của trồng rau thủy canh

–  Có khả năng thích nghi dễ dàng với các điều kiện trồng khác nhau. Do đặc tính không cần đất, chỉ cần không gian để đặt hệ thống trồng (ví dụ như các hộp xốp đựng trái cây). Do đó ta có thể tiến hành trồng ở nhiều vị trí, địa hình khác nhau như hải đảo, vùng  núi xa xôi, hay trên tầng thượng, balcon, sau nhà, dưới hầm,…

– Giải phóng một lượng lớn sức lao động. Ưu điểm này có được do không phải làm đất, cày bừa, nhổ cỏ, tưới nước,…; việc chuẩn bị cho hệ thống trồng thủy canh không đòi hỏi lao động nặng nhọc ; người già, trẻ em, người khuyết tật đều có thể tham gia hiệu quả.

–  Năng suất cao. Vì có thể trồng nhiều vụ trong năm, ít bị ảnh hưởng bởi hiện tượng trái mùa như phương pháp trồng thông thường. Ngoài ra thủy canh còn cho phép trồng liên tục, trồng gối đầu (có thể chuẩn bị cây giống cho vụ trồng tiếp theo  ngay  từ khi đang  trồng  vụ hiện tại), nên  năng  suất  tổng cộng trong năm cao gấp nhiều lần so với trồng ngoài đất. Hệ thống nhà lưới giúp hạn chế gần như tối đa sâu bệnh gây hại thông thường trong mùa trái vụ.

– Sản phẩm hoàn toàn sạch, phẩm chất cao. Do chủ động hoàn toàn về chất dinh dưỡng cung cấp cho cây nên chất lượng rau đạt mức gần như tối ưu, cho phẩm chất rau tươi ngon, nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra phương pháp thủy canh được trồng chủ yếu trong hệ thống nhà lưới, nhà kính nên tránh được các tác nhân sâu bệnh gây ra bởi côn trùng sâu bọ. Vì vậy, ở đây hầu như rất ít sử dụng thuốc trừ sâu và hóa chất độc hại khác, không tích lũy chất độc, không gây ô nhiễm môi trường. Một khuynh hướng khác đang được các  nhà vườn chuyên trồng thủy canh rau ưu ái lựa chọn, là việc sử dụng các loại thuốc trừ bệnh cây có nguồn gốc thảo mộc, sinh học, vi sinh,… Đây là các loại thuốc có tính thân thiện với môi trường, ít gây độc với con người, đặc biệt là khả năng phân hủy khá nhanh, nên ít để lại dư lượng trong sản phẩm.

Hạn chế của kỹ thuật thủy canh

– Hiện nay phương pháp trồng rau thủy canh chỉ mới có thể áp dụng hiệu quả cho các loại cây rau quả, hoa ngắn ngày.

–  Hiện nay giá thành sản xuất còn khá cao, hiện đang chỉ áp ở các hộ gia đình ở thành phố chưa áp dụng phổ biến sản xuất quy mô lớn .

Phân loại hệ thống trồng rau thủy canh tại Việt Nam

Hệ thống thủy canh hồi lưu ( thủy canh động)

–  Hệ thống thủy canh động: Dung dịch có chuyển động trong quá trình trồng cây. Hệ thống này chi phí cao hơn nhưng rễ cây không bị thiếu oxy. Các hệ thống thủy canh dược hoạt động trên nguyên lý thủy triều, sục khí và tưới nhỏ giọt. Hệ thống này được chia làm 2 loại:

+  Hệ  thống  thủy  canh  mở:  Dung  dịch  dinh  dưỡng  không  có  sự  tuần hoàn trở lại, gây lãng phí dung dịch

+ Hệ thống thủy canh kín: Dung dịch dinh dưỡng có sự tuần hoàn trở lại nhờ hệ thống bơm hút dung dịch dinh dưỡng từ bể chứa.

Hệ thống thủy canh hồi lưu

Hệ thống thủy canh hồi lưu

Hệ thống thủy canh tĩnh

–  Dung dịch dinh dưỡng không chuyển động trong quá trình trồng cây. Rễ cây được nhúng một phần hay hoàn toàn trong dung dịch dinh dưỡng.  Hệ thống này có ưu điểm là chi phí đầu tư thấp vì không cần hệ thống làm chuyển động dung dịch nhưng hạn chế là thường thiếu oxy và pH thường giảm gây ngộ độc cho cây.

Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh

Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh động

Chuẩn bị cây con

–  Tiến hành gieo cây con trên giá thể xơ dừa ẩm, khi cây con cao 3-5cm thì tiến hành chuyển cây con vào trong rọ nhựa.

–  Chăm sóc cây con trong rọ nhựa: Cây sau khi chuyển vào rọ sẽ được chuyển vào khay xốp có chứa dung dịch dinh dưỡng và để trong điều kiện mát từ 1 – 2 ngày tùy theo loại rau và điều kiện nhà kính. Chuyển các khay chứa các chậu rau đến vị trí có nắng chiếu trực tiếp và chăm sóc trong thời gian từ 7 – 10 ngày trước khi cho vào hệ thống giàn.

Chuyển cây lên giàn

–  Chọn những cây đã được trồng trong rọ nhựa khỏe mạnh, độ dài rễ 3 – 5 cm, không có dấu hiệu bệnh sinh lý như vàng lá, đỏ lá hay cây còi cọc kém phát triển hoặc các dấu hiệu bị bệnh như  héo lá, đen gốc, đen ha y thối rễ…  và chuyển lên giàn thủy canh nhưng chú ý không làm cho cây bị gãy, dập lá, hoặc đứt rễ.

Hệ thống thủy canh tĩnh

Hệ thống thủy canh tĩnh

Bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống

–  Cách pha dung dịch dinh dưỡng: Hòa tan dinh dưỡng Kristalon (nâu, vàng hoặc trắng) hoặc Scalet (tùy vào từng loại rau mà chọn loại dinh dưỡng có tỉ lệ: N, P, K trong phân bón phù hợp) và Canxi Nitrat trong 2 thùng riêng (để tránh hiện tượng kết tủa). Sau đó cho vào bồn thu hồi (tỷ lệ 1:1), bơm lên thùng cấp dinh dưỡng. Thông thường đối với bồn 2.000 lít thì pha 1kg Kristalon nâu và 1kg Calcinit. Lúc này độ EC khoảng 1,2. Khi cây còn nhỏ EC khoảng 1 – 1,2 là phù hợp, cây lớn dộ EC từ 1,2  –  1,5 là phù hợp, pH từ 6  –  6,5 là tối ưu cho cây trồng phát triển.

–  Cách thức và thời gian cung cấp dinh dưỡng trong thời gian nuôi trồng như sau:

+ Lần đầu tiên: Pha dung dịch dinh dưỡng đảm bảo EC từ 1 – 1,2, pH từ 6 – 6,5 để cung cấp cho cây giai đoạn còn nhỏ.

+ Lần bổ sung dinh dưỡng thứ 2 được tiến hành sau lần đầu tiên khoảng 7 ngày, pha dinh dưỡng đảm bảo EC khoảng 1,1 – 1,3. Cách thức tiến hành bổ sung giống như lần đầu.

+ Lần bổ sung dinh dưỡng thứ 3 được tiến hành sau lần thứ 2 khoảng 7 ngày và dung dịch đảm bảo độ EC khoảng 1,2 – 1,5. Cách thức tiến hành bổ sung giống như lần đầu.

+ Lần bổ sung dinh dưỡng thứ 4 (lần cuối trước khi thu hoạch) được tiến hành sau lần thứ 3 khoảng 7 ngày và độ EC, pH tương tự như lần thứ 3.)

Lưu ý:  Muốn tăng EC (tổng nồng độ hòa tan của ion trong dung dịch) thì ta bổ sung thêm khoáng chất (phân) vào dung dịch và ngược lại. Muốn giảm pH thì có thể sử dụng H3PO4 hay HNO3, muốn tăng pH thì dùng KOH để thêm vào dung dịch.

Bổ sung nước cho hệ thống

Trong quá trình nuôi trồng, tùy thuộc vào thời tiết và độ phát triển của cây mà lượng nước trong hệ thống sẽ bị bay hơi, do vậy cứ 2 ngày cần quan  sát và bổ sung thêm nước cho đầy thùng chứa vào buổi sáng để tránh bị cạn nước trong thùng chứa và trong hệ thống. Trong toàn bộ quá trình nuôi trồng hoàn toàn không sử dụng bất kỳ chế phẩm phân bón hay thuốc bảo vệ thực vật nào khác. Nguồn nước sử dụng để  pha dung dịch dinh dưỡng và nước bổ sung cho hệ thống giàn rau trong suốt thời gian nuôi trồng là nước sạch không qua bất cứ quá trình xử lý thêm nào khác.

Chăm sóc cây

Trong quá trình trồng cần tiến hành tỉa lá già, sâu bệnh để nấm bệnh không  phát triển, bắt sâu nếu thấy sâu hại xuất hiện, không nên sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.

Thu hoạch rau

–  Cây sau khi trồng từ  4 – 5 tuần tuổi tùy  thuộc vào từng loại rau  mà  có  kế hoạch thu phù hợp. Thu hoạch vào buổi sáng (trước 9 giờ) hoặc buổi chiều (sau 16 giờ) để tránh cây khỏi bị héo khi thu hoạch.

–  Khi thu hoạch nguyên giỏ cần tiến hành như sau: Lấy giỏ rau muốn thu hoạch ra khỏi hệ thống, cắt ngang gốc từng cây. Tuyệt đối không được chuyển các  giỏ  rau  khi  đã  thu  hoạch  1  hoặc  2  cây  (còn  lại  1  hoặc  2  cây)  lại  vào  hệ thống vì khi cây đã bị cắt ngang, phần gốc còn lại và rễ sẽ bị chết, do vậy nếu chuyển vào hệ thống sẽ làm hỏng dung dịch dinh dưỡng và đồng thời lây bệnh cho các cây còn lại trong hệ thống.

Xử lý giỏ sau thu hoạch rau

–  Giỏ rau sau khi thu hoạch được lấy xơ dừa ra khỏi giỏ, loại bỏ những rễ bám quanh giỏ,  rửa sạch giỏ bằng nước và sau đó bảo quản giỏ ở chỗ mát. Trong trường hợp chưa có giỏ rau mới để thay giỏ rau đã thu hoạch vào hệ thống thì cần phải sử dụng giỏ đã rửa sạch cho vào hệ thống để hạn chế sự bốc hơi nước và đồng thời ngăn chặn ánh sáng chiếu vào dung dịch, tạo điều kiện cho rêu phát triển trong hệ thống.

Lưu ý: Tuyệt đối không được để nguyên giỏ cây sau khi thu hoạch trong hệ thống sẽ làm hỏng  dung dịch dinh dưỡng và đồng thời lây bệnh cho các cây còn lại trong hệ thống.

Vệ sinh hệ thống

–  Trong quá trình sử dụng, cần lưu ý làm vệ sinh toàn bộ hệ thống sau mỗi vụ trồng. Khi vệ sinh cần vệ sinh bên trong lẫn ngoài các ống nhựa, các ống nối, thùng cấp chứa và máy bơm, đồng thời thay toàn bộ nước cũng như dinh dưỡng thì cây sẽ phát triển tốt hơn. Nếu để lâu cây sẽ phát triển chậm, đồng thời xơ dừa từ hệ thống sẽ tập trung vào thùng chứa quá nhiều và làm cho máy bơm bị tắc và dễ bị hỏng.

Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh tĩnh

Chuẩn bị nguyên vật liệu

– Chuẩn bị thùng xốp: Mua thùng xốp hoặc có thể tận dụng các thùng xốp bán hoa quả, những thùng xốp này có chiều rộng khoảng 40 cm, chiều dài 50cm. Cắt các thùng xốp sao cho chiều cao còn lại khoảng 20 cm. Mỗi thùng xốp như vậy sẽ chứa được khoảng 25 lít dung dịch. Tuy nhiên với đa số cá c loại rau, chỉ  nên  sử  dụng  20  lít  dung  dịch  là  đủ  để  đảm  bảo  có  một  phần  rễ  cây không ngập trong dung dịch. Điều này giúp phần rễ cây nằm trên dung  dịch có dưỡng khí tốt đủ cung cấp cho cây. Phương pháp này sẽ giúp giảm thiểu việc sục  khí  cho  dung  dịch  hàng  ngày.  Thùng  xốp  được  bọc  nylong  đen  mặt  bên trong để giúp dung dịch không bị thất thoát ra bên ngoài đồng thời đảm bảo môi trường tối cho rễ cây  sinh trưởng tốt trong dung dịch và hạn chế sự phát triển của rêu.

– Chuẩn bị nắp thùng xốp: Nắp thùng xốp được đục lỗ cách đều nhau, tùy từng loại cây để có thể đục lỗ to hay nhỏ, thưa hay dày.

+ Ví dụ đối với rau muống, với kích thức thùng xốp như trên ta có thể đục 15 lỗ (đường kính lỗ to khoảng 4 cm để đảm bảo khít với cốc nhựa hay rọ nhựa dự định đưa vào).

+ Với một số cây trồng như rau xà lách, có thể đục lỗ nhỏ (đường kính 1,5 cm) và chuyển cây trực tiếp vào các lỗ này mà không cần cốc hay rọ nhựa.

Trong trường hợp này, có thể trồng 12  – 15 cây/thùng xốp và có thể dùng bông hay xốp để cố định cây.

–  Chuẩn bị cốc nhựa hay rọ nhựa: Trường hợp dùng cốc/rọ nhựa, nên tìm các cốc nhựa/rọ nhựa tốt nhất là màu tối hoặc đục để tránh ánh sáng có thể xuyên qua,  giúp tạo môi trường tối cho rễ cây phát triển tốt và tránh rêu mọc bên trong. Đục các lỗ xung quanh cốc nhựa để rễ cây có thể đâm qua các lỗ này vào dung dịch. Các cốc/rọ nhựa này cùng với giá thể có vai trò đỡ cây đứng thẳng.

– Chuẩn bị giá thể: Giá thể có thể là sơ dừa, rơm rạ luộc kỹ, trấu hun, râu ngô…. Có thể kết hợp rơm rạ và trấu hun. Trấu hun có mầu đen được phủ lên bề mặt cốc càng giúp đảm bảo che ánh sáng cho rễ phát triển tốt.

Chú ý: Rơm rạ luộc là giá thể rẻ tiền và sẵn có nhất, tuy nhiên khi dù ng rơm rạ cần chú ý luộc kỹ (đun sôi, thay nước 4 – 5 lần) sau đó đem ngâm nước 7 – 10 ngày (thường xuyên thay nước) sao cho rơm rạ không phôi màu vàng ra nữa là được.

Chuẩn bị cây con

–  Cây con được gieo vào khay bầu (mỗi khay bầu có khoảng 130 – 200 bầu nhỏ tùy từng loại).

+ Giá thể để gieo ươm cây con có thể là đất trộn trấu hun theo tỷ lệ đất : trấu là 8:2.

+ Chú ý: nên dùng đất sạch nguồn bệnh hoặc xử lý đất bằng thuốc trừ nấm đặc biệt đối với những cây con dễ bị nấm gây hại rễ giai đoạn nhỏ.

+ Trấu hun nên được rửa qua nước đề không gây xót rễ cây con.

+ Ngâm ủ hạt nứt nanh rồi đem gieo vào những khay bầu (mỗi bầu 1 đến 2 hạt tùy từng loại cây).

– Như vậy mỗi khay bầu có thể cung cấp khoảng 200 cây con. Khi cây con chưa nảy mầm, cần để các khay bầu trong ánh sánh nhẹ hoặc che ánh sáng trực tiếp vào cây con đang nảy mầm.

– Khi cây con nảy mầm đều khoảng 2 cm, đưa dần cây con ra ánh sáng.

–  Dùng dung dịch dinh dưỡng pha loãng để tưới cây con hàng ngày (nồng độ  dung  dịch  pha  loãng  bằng  ½  nồng  độ  dung  dịch  trồng  cây).  Khi  cây  con được khoảng 2 tuần tuổi (tùy từng loại cây, thông thường cây cao khoảng 8 – 10cm và có vài lá thật), tiến hành nhổ cây con để chuyển vào dung dịch.

Theo dõi và chăm sóc

–  Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.

–  Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng.

–  Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4 – 5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.(mua cái bơm bóng bay đạp chân 10.000 đ/cái mà dùng)

–  Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình  sâu  bệnh  hại  để  phát  hiện  và  có  biện pháp  phòng  trừ  sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng rau thủy canh rất ít sâu bệnh.

Chuẩn bị dung dịch

– Hiện nay trên thị trường đã bán sẵn dung dịch trồng rau thủy canh sau:

Dung dịch dinh dưỡng Hydro greens và Bio -life

Dung dịch dinh dưỡng Hydro greens và Bio -life

Trồng cây trong dung dịch

–  Chuyển cây vào dung dịch:  Cây  con sau  khi  nhổ từ  khay  bầu, mang trồng vào các cốc nhựa sao cho rễ cây dễ dàng đâm ra ngoài nhất. Giá thể (rơm rạ, sơ dừa, trấu hun…) được dùng để cố định cây giúp cây đứng thẳng. Khớp các cốc nhựa này vào các lỗ của nắp thùng xốp và đặt nắp này trên các thùng xốp đã có dung dịch thủy canh.

– Bổ sung dung dịch dinh dưỡng: Trong quá trình cây sinh trưởng cây sẽ hút dung dịch trong thùng xốp, vì vậy dung dịch sẽ vơi dần, chú ý bổ sung thêm dung dịch dinh dưỡng thường xuyên cho cây (thông thường 1 lần/tuần) để đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây trồng.

Theo dõi và chăm sóc

–  Từ khi gieo đến khi rễ cây có khả  năng hút dung dịch cần chú ý phun tưới thường xuyên để giữ đủ ẩm cho hạt nảy mầm. Nếu trời quá lạnh, có xương muối hoặc quá nắng nóng đều phải che phủ cho cây.

–  Khi cây bắt đầu bén rễ có khả năng hút dinh dưỡng thì có thể tiến hành đổ dinh dưỡng vào thùng, khuấy cho dinh dưỡng phân tán đều trong thùng.

–  Nếu có điều kiện mỗi tuần một lần tiến hành sục khí làm thoáng dung dịch khi cây còn nhỏ và 4 – 5 ngày khi cây lớn, cây sẽ phát triển tốt hơn. Cần chú ý không để bong bóng khí quá lớn có thể gây tổn tương rễ ảnh hưởng đến sự phát triển của cây.(mua cái bơm bóng bay đạp chân 10.000 đ/cái mà dùng)

– Trong suốt quá trình phát triển của cây cần thường xuyên thăm lom quan sát tình hình  sâu  bệnh  hại để phát hiện và có biện pháp phòng trừ sớm. Nói chung chỉ bắt bằng tay là hết vì trồng thủy canh rất ít sâu bệnh.

Thu hoạch

–  Đối với các loại cây rau như rau muống, rau cải, mùng tơi, rau kinh giới… , sau 2 – 3 tuần có thể được thu hoạch lứa đầu tiên. Tiến hành cắt hoặc tỉa rau, sau đó bổ sung dung dịch để rau lại tiếp tục sinh trưởng cho các lứa thu hoạch sau. Thông thường mỗi lứa thu hoạch cách nhau khoảng 1 tuần.