Quy trình kỹ thuật trồng giống bắp lai ngắn ngày v98-2

Hình đại diện Quy trình kỹ thuật trồng giống bắp lai ngắn ngày v98-2
Hình đại diện Quy trình kỹ thuật trồng giống bắp lai ngắn ngày v98-2

Giống bắp lai V98-2 là giống lai đơn ngắn ngày có thời gian sinh trưởng từ 85 – 90 ngày, có nghĩa là từ khi gieo đến khi thu hoạch là 85 – 90 ngày. Chiều cao cây từ 2,0 – 2,4 m; năng suất có thể đạt được 8 – 9 tấn hạt khô/ 1 ha, thích hợp với khí hậu miền Nam Việt Nam. Giống này có thể trồng vào 2 vụ mùa mưa hoặc mùa Đông Xuân. Đây là giống bắp có hạt màu cam- dẹp, hạt dạng bán răng ngựa hoặc dạng đá, đầu vỏ bi kín được trồng làm thức ăn gia súc…

Ưu điểm nổi bật nhất của giống V98-2 là ngắn ngày hơn 2 giống LVN 10 và DK 888 hiện đang thịnh hành nhất trong sản xuất. Vì là giống ngắn ngày nên nó rất thích hợp với cơ cấu 2 vụ trong mùa mưa ở miền Đông Nam bộ và cao nguyên như các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Bmh Phước, Bà Rịa-Vũng Tàu, Lâm Đồng, Đắc Lắc, Buôn Ma Thuột. Ở vụ 1, thời gian gieo trồng từ tháng 3 – tháng 5 dương lịch, giống này được thu sớm hơn các giống dài ngày từ 7 – 10 ngày, do đó giá bán sẽ cao hơn từ 10 – 30%. Sau khi thu hoạch lại có thời gian để chuẩn bị đất gieo tiếp thêm một vụ nữa trong mùa mưa ở vụ 2 (vụ gieo trồng tiếp), giống ngắn ngày có lợi thế tránh được hạn cuối vụ do đó năng suất có khả năng vượt hơn hẳn những giống dài ngày. Đặc điểm khí hậu các vùng trồng bắp ở miền Nam là mùa mưa kéo dài 6 tháng, tuy nhiên ở cuối vụ 2, liên tiếp xảy ra những đợt hạn cuối vụ do vậy, nếu trồng những giống dài ngày sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất.

giống bắp lai ngắn ngày v98-2

giống bắp lai ngắn ngày v98-2

Để trồng giống bắp lai ngắn ngày V98-2 đạt được năng suất cao, bà con cần áp dụng quy trình kỹ thuật trồng sau :

Làm đất trồng bắp

Bắp là cây trồng cạn, do đó yêu cầu đất trồng phải thoát nước không được ngập úng. Trước khi gieo hạt, đất phải được cày bừa cho tơi, xốp, sạch cỏ dại. Hạt gieo theo hàng hoặc cuốc hốc sâu dộ 4 cm. Để các giống ngắn ngày đạt được năng suất cao, việc bón lót hoặc bón phân sớm cho cây bắp phải đưực thực hiện. Bà con nông dân thường có thói quen không bón lót cho bắp, điều này ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất của bắp (năng suất có thể giảm từ 10 – 20%), và đến thời gian sinh trưởng của cây (thời gian sinh trưởng có thể kéo dài thêm 5 ngày). Tuy nhiên, ở một số vùng nông dân ta có thói quen trồng đón mưa trong trường hợp này nhất thiết phải bón sớm cho cây (từ 5 – 7 ngày) sau gieo.

Đếm hạt bắp V98-2

Đếm hạt bắp V98-2

Mật độ gieo

Để các giống ngắn ngày đạt được năng suất cao như các giống dài ngày, ta có thể trồng tăng mật độ cây. Khoảng cách gieo có thể là : 70 x 25 cm/ 1 cây/ hôc (hàng cách hàng 70 cm, cây cách cây 25 cm), hoặc 75 cm x 20 cm/ l cây/ hốc. Để bảo đảm mật độ cây được đầy đủ, ta có nhiều cách :

Cách thứ nhất: Gieo thêm một số hạt dự phòng

thí dụ : cứ gieo 2 hốc, mỗi hốc 1 hạt, thì hốc tiếp theo gieo 2 hạt. Sau khi cây được 10 ngày, nếu mật dộ quá dày, chúng ta có thể tỉa bớt dể 1 cây/ hốc. Bên cạnh cây mất, có thể để 2 cây/ hốc.

Cách thứ hai: Gieo thêm từ 10 – 15% cây trong bầu. Cây trong bầu nhớ ngâm hạt rồi hãy gieo, nên gieo cùng thời gian với hạt gieo để khi giặm cây không bị lấn át. Bầu nên làm bằng các loại lá để khi trồng không phải phá bầu ảnh hưởng đến hệ sinh trưởng của cây giậm. Bà con nông dân thường có thói quen bứng cây để giặm hoặc giặm bằng hạt. Cây giặm bị mất rễ trồng trong hàng cùng với hạt gieo rất dễ bị lấn át, còn hạt giặm sẽ mọc sau 5 – 7 ngày, cây không thể phát triển được kết quả sau này có cây mà không có trái.

Giống bắp lai  V98-2

Giống bắp lai V98-2

Phân bón

Đây là vấn đề rất quan trọng để có được năng suất cao. Bón đủ không thiếu và không thừa. Đối với các giống dài ngày, việc chậm trễ bón phân sẽ ít ảnh hưởng đến năng suất của bắp. Tuy nhiên, với giống ngắn ngày, việc bón phân sớm, đầy đủ và đúng lúc là yếu tố quan trọng để cây phát triển tốt và cho năng suất cao. Cây bắp ngắn ngày bón phân trễ sẽ ảnh hưởng như sau : cờ bắp sẽ tung phân hết sau đó râu bắp mới có, hậu quả là bắp chỉ có cùi và không có hạt. Phân bón vào không có hạt để nuôi dưỡng, do đó bắp có hiện tượng chỉa trái phụ thêm như bàn tay nhiều ngón, năng suất rất thấp. Do đó, bà con nên chú ý bón phân đúng liều lượng, đúng lúc thì mới có kết quả tốt.

Đa số các loại giống được bán ra trên thị trường đều ghi rõ liều lượng bón từng loại phân và từng thời kỳ bón. Ở đây, chúng tôi khuyến cáo liều lượng rất chủng cho giống bắp này. Tuy nhiên, với từng loại đất khác nhau nhu cầu phân bón cũng khác nhau.

Phân chuồng: Là loại phân rất thích hợp cho cây bắp. Nếu có phân chuồng, năng suất có thể tăng lên từ 20 – 30%. Nhất là đối với loại đất cát bạc màu, nếu muốn trồng bắp thì cần phải có phân chuồng. Phân chuồng có tác dụng cung cấp dinh dưỡng thêm cho cây làm xốp đất, giữ nước giống như một túi giữ được, phân hóa học không bị trôi mất. Liều lượng từ 5 – 10 tấn/ ha:

Phân hóa học : Để đạt được năng suất cao 5 – 7 tấn/ ha, tỷ lệ phân nguyên chất là : 140 N – 100 P205 – 100 K2O kg/ ha. (Khoảng 300 kg Urê, 600 kg Super lân và 150 kg KC1 cho 1 ha), ở trên thị trường có rất nhiều các loại phân khác nhau. Đối với các loại phân, chúng tôi khuyến cáo nên dùng số lượng các loại phân sau cho ha như :

– 200 kg DAP + 220 kg Urê + 150 kg KCl

– Loại phân NPK (20 – 20 – 15) : Nên dùng khoảng 400 kg NPK và thêm 130 kg Urê.

– Phân NPK (16 – 16 – 8) : 500 kg + 130 kg Urê + 80 kg KC1.

– Phân NPK (14 – 8 – 6) : 1.000 kg + 150 kg Urê + 300 kg Super lân + 50 kg KC1.

Phương pháp bón phân :

+ Bón lót : Các loại phân chuồng, phân lân, hoặc phân DAP phải được bón lót trước hoặc ngay khi gieo hạt. Nếu trong lúc gieo phân bón không được đầy đủ thì sau khi cây mọc phải được bổ sung ngay nhất là phân đạm. Việc bón phân đầy đủ ở giai đoạn đầu sẽ có tác dụng giúp bộ rễ phát triển tốt, tăng nhanh quá trinh sinh trưởng, phát triển của cây bắp, thu được năng suất cao. Nếu ở giai đoạn này bón thiếu phân sẽ ảnh hưởng đến cả quá trình sinh trưởng, phát triển của cây sau này, đặc biệt là thiếu lân, bắp sẽ bị vẹo, nhỏ đi.

Bón phân sớm còn làm nhanh quá trình ra hoa sớm hơn 5 ngày.

+ Bón thúc : Có thể chia các giai đoạn bón thúc từ 3-4 lần vì cây bắp hấp thụ các chất dinh dưỡng trong suốt quá trình từ khi mọc đến chín.

Lần1:10-12 ngày sau gieo:1/4 Urê +1/4 KC1

Lần2:20-25 ngày sau gieo:1/4 Urê +1/4 KCI

Lần3:30-35 ngày sau gieo:1/4 Urê +1/4 KC1

Lần4:45-50 ngày sau gieo:1/4 Urê +1/4 KC1

Phân bón phải được lấp sau khi bón và chăm sóc : chủ yếu là xới xáo và làm cỏ. Đất trồng phải được xới xáo cho tơi xốp để bộ rễ phát triển tốt. Chú ý ở giai đoạn đầu chúng ta chăm sóc cây con như chăm sóc con nhỏ để giúp cho cây phát triển tốt. Ruộng trồng bắp phải luôn sạch cỏ tránh sự cạnh tranh dinh dưỡng của cỏ dại, cỏ dại có thể làm giảm năng suất từ 10 – 75% và lây lan sâu bệnh cho cây bắp. Nếu chăm sóc tốt 30 ngày sau gieo các lá bắp có thể phủ kín giao tán với nhau, cỏ dại rất khó phát triển. Việc chăm sóc sớm làm giảm đáng kể công lao dộng.

Phòng trừ sâu bệnh

Sử dụng các loại thuốc có bán trên thị trường để diệt trừ sâu bệnh. Liều lượng theo như khuyến cáo trên bao bì. Trong chu kỳ trồng có thể phun xịt từ 1- 2 lần ở giai đoạn 20 – 25 và 40 – 45 ngày tuổi. Nếu tuân thủ các quy trình từ làm đất, bón phân cân đối, làm cỏ chăm sóc tốt chắc chắn bà con sẽ có một vụ mùa bội thu.

Trong quá trình từ khi gieo đến 80 ngày sau gieo, cây cần được cung cấp đầy đủ nước, nếu gặp hạn cần phải được tưới bổ sung.