Sơ lược quá trình tiêu hóa của cá

Hình đại diện Sơ lược quá trình tiêu hóa của cá
Hình đại diện Sơ lược quá trình tiêu hóa của cá

Tiêu hóa ở ruột non

Thức ăn trong ruột non, dưới tác động của các men (enzyme) chứa trong dịch mật,dịch tuỵ, dịch ruột sẽ bị phân giải hoàn toàn thành các chất đơn giản (đường đơn, acid amine, acit béo + glycerin) để hấp thu qua biểu mô niêm mạc ruột, vào máu đi nuôi cơ thể. Thức ăn trong ruột non hầu như được tiêu hoá hoàn toàn, biến thành chất đơn giản nhất. Những chất này tạo thành một huyễn dịch gọi là “đường chấp” bao gồm các đường đơn (như glucose, fructose, galactose), là sản phẩm phân giải hydratcarbon, sữa; các acid amine (là sản phẩm phân giải protein); glycerin và acid béo (sản phẩm phân giảỉ chất béo), nước, một số muối khoáng và vitamine… sẵn sàng được hấp thu qua màng ruột vào máu, đi nuôi cơ thể.

Nuôi cá lóc

Nuôi cá lóc

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa, hấp thu của cá

Đối với vật nuôi trên cạn, một số yếu tố như sức khỏe vật nuôi, chất lượng thức ăn và kỹ thuật chế biến, thành lập các phản xạ có điều kiện sẽ tăng tính thèm ăn, kích thích tiết dịch vị. Cá là động vật biến nhiệt, sống trong nước, nên ngoài các yếu tố trên, cá còn chịu ảnh hưởng của môi trường nước; trong đó, nhiệt độ và O2 hoà tan là 2 yếu tố quan trọng hàng đầu.

Cách phân chia nhóm cá theo tính ăn

Có nhiều cách phân chia cá thành các nhóm với những đặc điểm sống giống nhau; như nhóm cá nước lạnh, nhóm cá nước ấm; nhóm cá di cư và nhóm cá không di cư; nhóm cá đẻ trứng dính, nhóm cá đẻ trứng trôi nổi, nhóm cá đẻ trứng vùi…Theo tính ăn, người ta chia cá ra làm 2 nhóm: cá hiền và cá dữ. Nhóm cá hiền gồm các loài cá ăn thực vật; nhóm này lại được phân làm 2 nhóm nhỏ: Cá ăn thực vật bậc thấp (tảo; như cá mè trắng) và ăn thực vật bậc cao (rong, cỏ, lá – như cá bốVig, cá trắm cỏ) và cá ăn mùn bã hữu cơ (như các loài cá trôi Ấn, trôi trắng, mrigal) và cá ăn tạp (như rô phi, chép, diếc, tra, basa…). Nhóm cá dữ là những loài cá ăn cá, tôm và các động vật sông khác (như cá quả, cá trê, rô…).