Phương pháp theo dõi và quản lý giống dê thỏ

Hình đại diện Phương pháp theo dõi và quản lý giống dê thỏ
Hình đại diện Phương pháp theo dõi và quản lý giống dê thỏ

Phương pháp theo dõi và quản lý giống dê thỏ trình bày các bước và trình tự thực hiện trong công tác theo dõi, quản lý giống dê thỏ

Đánh số hiệu dê, thỏ

Đánh dấu cho dê giúp cho người chăn nuôi biết được lý lịch của con vật, xây dựng kế hoạch chọn lọc và loại thải, tiêm phòng… được dễ dàng thuận lợi, vì vậy sau khi sinh dê con cần được đánh dấu. Có các phương pháp đánh dấu như sau :

Các phương pháp đánh số tai cho dê

Các phương pháp đánh số tai cho dê

– Thẻ đeo tai : Được làm bằng chất dẻo hoặc kim loại màu và được đánh số trên đó. Các thẻ này có cấu tạo đặc biệt để có thể bấm và ghim chặt vào tay con vật hoặc dùi thủng tai bằng loại dùi lỗ tai nhỏ, sau đó bôi cồn I ốt vào vết thương, khi rết thương lành thì đeo thẻ vào tai.

Đeo thẻ tai cho dê

Đeo thẻ tai cho dê

– Thẻ đeo cổ : Thay cho việc bấm vào tai, các thẻ đánh số được đeo vào cổ bằng các dây xích.

– Xăm tai : Xăm tai rất đơn giản, có thể dùng một kim thông dụng hoặc dụng cụ xăm tai đặc biệt (kìm có khắc số hiệu), có thể xăm vào tai hoặc xăm vào phần mềm của một bên gốc đuôi.

Cách làm : Vệ sinh sạch sẽ vị trí xăm rồi dùng dụng cụ in số xăm (bằng số hoặc bằng chữ cái). Sau đó chọc thủng các lỗ đã đánh dấu bằng kim hoặc máy xăm, dùng tay sát mực xăm lên lỗ thủng.

Xăm số tai cho thỏ

Xăm số tai cho thỏ

– Cắt số tai : có thể dùng kéo hoặc kìm bấm tai để cắt số tai theo qui định về các số hàng trăm, hàng chục và hàng đơn vị

Xem răng định tuổi của dê thỏ

Đối với các đàn dê không được ghi chép theo dõi rõ ràng, do vật không xác định được tuổi của dê, vì vậy việc đoán tuổi dê là cần thiết để quyết định việc sử dụng và khai thác chúng. Việc đoán tuổi dê có thể dựa vào sự thay đổi đặc điểm của hàm răng.

Loại thải giống dê, thỏ

Trong quá trình nuôi dê giống và thỏ giống, cần theo dõi các cá thể có những nhược điểm xấu :

– Sinh trưởng phát triển chậm so với tiêu chuẩn.

– Các chỉ tiêu về sinh sản kém hơn tiêu chuẩn được nhắc lại nhiều lần.

– Xuất hiện các tính cách như hung dữ, húc nhau, húc chủ, cắn nhau, cắn người, ăn con, bới đàn, thỏ đực và dê đực bị dị tinh v.v…

– Mắc bệnh tật lâu ngày không khỏi, thể lực gầy yếu.

Quản lý phối giống dê, thỏ

Công tác quản lý phối giống dê, thỏ có vai trò nâng cao phẩm chất và số lượng giống dê thỏ.  Chỉ có quản lý chặt chẽ dê, thỏ đực cái giống chặt chẽ, thực hiện nhân giống dê thỏ theo kế hoạch và mục tiêu sản xuất thì sẽ làm tăng hiệu quả của việc cải tiến di truyền và chọn lọc. Đồng thời công tác quản lý giống tốt sẽ tránh được hiện tượng giao phối đồng huyết và lây lan dịch bệnh.

Các biện pháp nhằm quản lý phối giống dê, thỏ được tốt :

– Thực hiện tốt và chặt chẽ việc chọn lọc đàn giống (bao gồm cả đực giống và cái sinh sản), tăng cường sử dụng những giống và những cá thể có thành tích cao, nhằm thu được đời con có phẩm chất tốt và số lượng nhiều.

– Đực giống phải được quản lý chặt chẽ, nuôi nhốt riêng, tránh hiện tượng nhảy phối tự do trong đàn.

– Tổ chức tốt công tác theo dõi phát hiện động dục và phối giống cho đàn dê cái, thỏ cái theo đúng kế hoạch và mục tiêu sản xuất.

– Phải có hệ thống số sách ghi chép theo dõi chặt chẽ các con giống, lịch phối giống, sinh đẻ.

– Định kỳ trao đổi đực giống giữa các đàn nhằm tránh hiện tượng nhảy phối đồng huyết, cận huyết.

– Có kế hoạch kiểm tra, đánh giá định kỳ con giống để có kế hoạch loại thải. bổ sung kịp thời.

– Thực hiện tốt kỹ thuật phối giống cho đàn dê, thỏ sinh sản. Cần phải theo dõi phát hiện động dục để phối giống đúng thời điểm, ghi chép cụ thể ngày phối để theo dõi kết quả phối giống sau một chu kỳ để có có hoạch phối lại nếu không có chửa.

Quản lý giống dê, thỏ theo Vietgap

– Nguồn gốc con giống : Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.

– Chất lượng con giống: Chất lượng con giống phải đảm bảo theo đúng quy định hiện hành.

– Quản lý con giống: Quản lý giống phù hợp theo quy trình kỹ thuật hiện hành.