Phân họ mọt dài Dinoderinae

Hình đại diện Phân họ mọt dài Dinoderinae
Hình đại diện Phân họ mọt dài Dinoderinae

Họ mọt dài Bostrychidae phân ra thành năm phân họ:

– Euderiinae

– Dysidinae

– Hendecatominae

– Dinoderinae

– Bostrychinae

Ở Việt Nam có hai phân họ: DinoderinaeBostryckianae.

Mọt trưởng thành thân nhỏ, hình trụ, trên bề mặt lưng có những lông dựng đứng, dầy, cứng ngắn, đầu thường ẩn dưới tấm lưng ngực trước, nhìn từ trên khó thấy, đỉnh đầu bóng, không có gờ. Chuỳ râu có ba đốt và có lông ngắn. Hàm trên khoẻ, nhọn ở đầu và thường có hai răng ở phần đỉnh hàm.

Tấm lưng ngực trước hơi gồ cao, dốc nghiêng về phía trước và có những vẩy xù xì. Hai góc trước của tấm lưng ngực trước không có hai gai dạng móc câu. Hốc háng trước nằm ngang, gần nhau không có vật lồi ở giữa. Vật lồi của đốt bụng thứ nhất (nhìn từ mặt trước) ở giữa hai đốt háng chân sau thẳng và hẹp.

Phân họ mọt dài Dinoderinae có sáu giống, trong đó có hai giống phân bố ở Việt Nam:

  • Rhizopertha
  • Dinoderus

Rhizopertha

Phân bố ở vùng nhiệt đới xích đạo.

Thân dài, rãnh trán chân môi rõ ràng, râu đầu có 10 đốt, các đốt chuỳ râu có hình dạng gần giống nhau. Mép trước của tấm lưng ngực trước tròn và có một hàng răng xếp liên tiếp nhau, phần trước tấm lưng ngực trước có nhũng ràng vẩy cá xếp đều đặn, phần sau có những hạt dẹt xù xì. Cuối cánh cứng hơi gồ lên và không có ú hoặc gai.

Giống này trên thế giới chỉ có một loài Rhizopertha dominica F. Ở Việt Nam tìm thấy rất nhiều ở kho lương thực, rất ít thấy loài này hại tre và gỗ.

Rhizopertha dominica Fabricius

(Mọt ngũ cốc hay mọt thóc)

Loài mọt này phân bố rất rộng trong miền nhiệt đới và cận nhiệt đới bao gồm cả lục địa cũ và mới. Người ta cho rằng loài này có nguồn gốc từ Ấn Độ hoặc vùng lân cận (Đông Dương và Trung Quốc). Do sự kiểm dịch không tốt nên đã lan tràn ra rất nhiều nước trên thế giới. Theo Potter thì loài này phân bố từ 40 vĩ độ Bắc đến 40 vĩ độ Nam, Ở nước ta loài này phân bố từ đồng bằng đến Trung du miền núi: Ninh Thanh, Chí Linh, Kinh Môn (Hải Dương), Đức Thọ (Hà Tĩnh), Quỳ Châu, Yên Thành, Diễn Châu (Nghệ An), Hậu Lộc, Hoằng Hoá, Hà Trung, Ngọc Lạc, Lang Chánh (Thanh Hoá), Kim Bôi (Hoà Bình), Lập Thạch (Vinh Phúc), loài này được phát hiện nhiều ở các kho thóc tập trung.

Theo Lesne thi Rh.dominica F trước kia ăn gỗ, ngày nay nó chuyển hoá ăn ngũ cốc, nhưng sự chuyển hoá này cách đây không xa lắm, vì thế ngày nay người ta vẫn còn gặp rải rác nó ăn gỗ.

Mọt trưởng thành dài, nhỏ, có kích thước 2,5 đến 2,8mm, rộng 0,6 – 0,9mm có màu nâu sẫm hoặc nâu hồng, đôi khi có màu nâu đen. Xúc biện hàm dưới, chân, râu đầu có màu nâu nhạt. Râu đầu được cấu tạo bởi 10 đốt. Đốt thứ nhất và đốt thứ hai dài bằng nhau. Ba đốt cuối cùng (chuỳ râu) phình to và có kích thước gần bằng nhau, có dạng tam giác và bề mặt có lông ngắn. Tấm lưng ngực trước gồ lên, chiều rộng gần bằng chiều dài, hơi rộng về phía sau, góc trước và góc sau của ngực trước tròn. Mép trước của tấm lưng ngực trước tròn và có răng nối liền nhau, xếp thành hàng vòng cung, có 12 – 14 răng không nhọn lắm, đỉnh hơi tù. Phần sau tấm lưng ngực trước có những hạt xù xì, dẹt. Phiến thuỗn gần như vuông, hơi rộng về phía sau.

Phần gốc cánh cứng rộng bằng chỗ rộng nhất của ngực trước, hai bên cánh song song, cuối cánh cứng hình tròn không có gai. Bề mặt cánh cứng có những chấm lõm, hơi sâu, thô, dạng ôvan, xếp thành hàng đều đặn, chiều rộng của hàng chấm hơi nhỏ hơn khoảng cách giữa các hàng chấm. Bề mặt cánh cứng có lông màu trắng, hơi ngả về phía sau. Bề mặt bụng có những lông ngắn, thưa màu vàng và có nhũng chấm to, hơi thưa. Đốt cuối cùng của bụng nguyên vẹn. Chiều dài cánh cứng bằng 2,5 lần chiều dài của ngực trước. Con đực và con cái về hình thái bên ngoài không phân biệt rõ ràng. Trứng dài hình quả lê màu trắng sữa.

Sâu non màu trồng dài 3mm thân cong hình chữ c. Ngực trước không thô lắm, đầu hơi dài so với rộng, râu đầu có hai đốt. Môi trên lớn, nửa hình tròn, hơi rộng so với dài, có lông cứng ở mép trước, không dày lắm. Hàm trên có ba răng tương đối rõ ràng, xúc biện hàm dưới hai đốt, xúc biện môi dưới có một đốt. Sâu non có ba đôi chân ngực có hình dạng giống nhau, lỗ thở rất nhỏ, tròn. Lỗ thở ở ngực hơi to hơn lỗ thở ở bụng, sâu non thành thục dài 2,8mm. Nhộng trần màu trắng có lông trên bề mặt lưng.

Đối với ngũ cốc thì loài vòi voi hại thóc Sitophilus oryzae L là nguy hiểm nhất và sau nó là loài mọt Rhizopertha dominica F. Một tài liệu cũng đã phát hiện loài Rh.dominica phá hại gỗ nhưng hiếm thấy. Lucas cũng đã phát hiện loài này sống trong vỏ cây Quercus suber; Gardner, Potter thu được chúng trong thân cây ngô và trong một loại tre; Billers lại tìm thấy Rh.dominica F trong gỗ ở miền Bắc Việt Nam (Tonkin).

Loại mọt ngũ cốc này gây thiệt hại đối với các loại hạt thuộc các cây họ hoà thảo: Graminae như lúa mạch, mì, ngô và sống chung với vòi voi hại thóc Sitophilus orizae L. Mọt trưởng thành ăn những hạt thóc, thậm chí nó sinh sản được trong những hạt thóc có hàm lượng nước cao. Mọt thóc có thể đục từ những vết thương của hạt thóc để chui vào mà phá hại bên trong hạt. Mọt thóc Rh.dominica F ở nhiệt độ 28°C. Ẩm độ tương đổi 70% thời kỳ trứng là bảy ngày, thời kỳ sâu non 28 ngày, nhộng năm ngày. Từ trứng đến sâu trưởng thành là 40 ngày, ở nhiệt độ 25ºC con cái đẻ 52 – 561 trứng, bình quân 244 trứng, mỗi ngày đẻ 4 – 13 trứng, bình quân 10,4 trứng/ngày. Trong hoàn cảnh thích hợp 34ºC, hàm lượng nước trong tiểu mạch 14%, ẩm độ tương đối 70% mỗi con cái đẻ 418 trứng.

Rh.dominica F là loài cánh cứng hại ngũ cốc, mỗi con cái sẽ làm tổn hại một trọng lương bằng 5 – 6 lần trọng lượng bản thân nó, sinh sản nhanh 40 – 50 ngày hoàn thành một thế hệ nên thiệt hại về ngũ cốc do mọt thóc Rh.dominica gây ra rất lớn.

Dinoderinae

Dinoderus

Dinoderus stephens

Phân bố ở Ấn Độ, Malayxia, châu Phi. Ở Việt Nam có thể tìm thấy ở khắp các vùng trồng, sử dụng tre, nứa.

Mọt trưởng thành ngắn, tròn, dài, râu đầu từ 10 – 11 đốt, đốt thứ hai của râu đầu ít nhiều ngắn hơn đốt thứ nhất, có ba đốt chuỳ râu rõ ràng và có lông dày trên bề mặt. Mép trước của ngực trước có một hàng ràng xếp gần nhau hoặc đôi khi cách quãng. Phần trước tấm lưng ngực trước có dạng vảy xù xì dạng giũa cưa, phần sau có những chấm. Cánh cứng thường gồ lên, không có gờ mép bên, không tạo thành mặt nghiêng chính thức, cũng không có răng hoặc gai ở cuối mặt nghiêng cánh cứng. Mép sau đốt bụng cuối cùng của bụng không nguyên vẹn mà có dạng lõm vào trong hình tròn.

Trên thế giới có 40 loài. Việt Nam có ba loài Dinoderus minutus; D.brevis và D.distinctus.

Giống Dinoderus phá hại các loài tre, nứa

Mọt tấn công vào tre nứa sau khi chặt hạ. Vòng đời của chúng ngắn, tuỳ theo loài và từng địa phương khác nhau mà vòng đòi thay đổi.

Phòng trừ

Thiệt hại do mọt tre gây ra rất lớn, có lúc tưởng như không thể cứu chữa được. Để phòng trừ mọt tre nên dùng tre già từ 3 – 4 tuổi trở lên cũng hạn chế được mọt tre phá hại, nhưng trên thực tế tre cung cấp không đủ cho tiêu dùng, nên điều này khó thực hiện. Tre, nứa ngâm xuống ao, hồ từ sáu tháng đến một năm cũng ngăn ngừa được mọt, nhưng ngâm như vậy thời gian quá lâu, phương pháp này thường được áp dụng ở vùng sâu vùng xa, có thể dùng hoá chất bảo quản như LN-3 nồng độ 7%, XM-5A, XM-5B với nồng độ 7% đến 10% tẩm bằng phương pháp thay thế nhựa cũng có thể ngăn ngừa được giống mọt tre này.

Dinoderus minutus Fabricus

Phân bố ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới, nhất là vùng Ấn Độ – Mã Lai – Châu Phi. Do kiểm dịch từ trước đến nay chưa tốt, nên người ta còn tìm thấy loài mọt tre này ở các nước châu Âu.

Ở Việt Nam loài này phân bố rất rộng, ở những nơi nào có trồng tre và sử dụng tre, nứa, luồng đều có vết tích chúng phá hại.

Gỗ ký chủ là tre mai, luồng Thanh Hoá, diễn đá, diễn trứng, nứa ngộ, nứa tép, trúc Cao Bằng, lùng, tre gai, tre ngà, mét (Nghệ An),

Mọt tre sống ở trong tre, nứa (Bambusaceae) nhất là trong hai chi: Dendrocalamus và Phyllostachys. Ở vùng Ấn Độ – Mã Lai thì mọt tre Dinoderus minutus là loài cánh cứng hại tre, nứa nguy hiểm nhất, và sau đó là loài xén tóc da hổ Chlorophorus annularis F, tiếp đến là mọt dẹt Lyctoxylon convictor Lesne.

Ngoài tre, nứa ra mọt tre còn tấn công một số cây gỗ như Sterculia fortida L có khi phát hiện nó sống trong hạt ngô nữa. Ở miền Bắc Việt Nam phát hiện thấy mọt tre sống trong gỗ trám trắng.

Trứng mọt đẻ ra sau 3-7 ngày nở ra sâu non, thời kỳ sâu non 41 ngày, lột xác bồn lần, thời kỳ nhộng bốn ngày, mỗi vòng đời là 51 ngày.

Trong quá trình xâm nhập vào tre, nứa, mọt trưởng thành thoạt tiên xâm nhập vào tre từ mặt cắt ngang, cắt dọc, chỗ mắt tre, cật tre bị xây xát mất phần xilit cật tre, chỗ có vết dao hoặc vết cưa.

Dinoderinae

Ban đầu mọt mẹ đào một đường hang dài 3 – 5 cm và luôn luôn vuông góc với thớ tre hoặc mạch của tre, nếu mọt tre xâm nhập từ mặt cắt ngang của những ống tre thì đường hang ban đầu dọc theo thớ tre từ 0,3 – 0,7 cm sau đó đường hang mọt mẹ đổi hướng luôn luôn vuông góc với mạch tre. Đường hang mọt mẹ xuyên đến đâu làm đứt mạch của tre và sau này mọt mẹ sẽ đặt trứng vào trong những mạch tre bị đứt ngang đó rồi dùng mùn gỗ, tre bịt đầu mạch tre đã có trứng bên trong. Trong hang mọt mẹ luôn luôn rỗng, không có mùn gỗ, tre. Đường kính mạch tre để mọt mẹ có thể đặt trứng của chúng vào là lớn hơn 100 – 130 micromet. Mỗi con cái đẻ từ 50 – 90 trứng, tỷ lệ trứng nở 75 – 80%. Sâu non sau khi nở ra ăn các chất có trong mạch tre và gậm thành mạch tre, đường hang sâu non ban đầu là đường thẳng, sau khi lột xác lần thứ nhất, sâu non lớn dần, đường hang sâu non cũng lớn theo, và hướng của hang sâu non là song song với thớ tre, cũng có khi đường hang này đan chéo nhau, ngoằn ngoèo, nhưng tỷ lệ chiếm ít hơn. Đường hang sâu non chứa đầy mùn tre, gỗ do sâu non bài tiết ra, và cuối đường hang sâu non là buồng nhộng, có hình ôvan dài và nằm song song với thố tre, sâu non thành thục hoá nhộng ô đó. Sau khi vũ hoá thành mọt trưởng thành, chúng còn lưu lại trong buồng nhộng 2 – 3 ngày rồi đục một lỗ mà bay ra ngoài gọi là lỗ bay hay lỗ vũ hoá có đường kính từ 1,2 đến 1,3mm. Lỗ vũ hoá có thể thấy cả ở phần cật và ít ở bụng tre, mép lỗ vũ hoá không trơn.

Mọt trưởng thành dài 2,0 đến 3,4mm, rộng 1 – 1,2mm thân cỏ màu nâu hồng hoặc nâu đen, vùng lưng cánh cứng có màu nâu hoặc phớt hồng, môi trên, xúc biện hàm dưới và môi dưới, đốt bàn chân có màu nâu vàng. Râu đầu có 10 đốt, có lông thưa màu vàng, ba đốt chuỳ râu có lông màu vàng, ngắn, dầy.

Trán hơi gồ và có những chấm nhỏ xếp đều đặn, không liền nhau. Tấm lưng ngực trước hơi gồ cao, có chiều dài gần bằng chiều rộng, phần trước của tấm lưng ngực trước hơi xẹp lại và có những răng cưa xù xì. Hàng răng thứ nhất có tám răng, hai răng ở giữa cách xa nhau so với khoảng cách với các răng bên cạnh: phần sau của tấm lưng ngực trước hơi rộng hơn. Bề mặt có những chấm tròn xếp sít nhau. Hai góc sau của ngực trước tròn. Hai vết lõm ở giữa phần sau của tấm lưng ngực trước hình tròn ôvan tương đối rõ ràng.

Cánh cứng có những chấm xếp thành hàng ở gần đường phân cánh, càng xa đường phân cánh thì những chấm phân bố rải rác và gần như không xếp thành hàng, giữa các hàng chấm có những lông màu vàng dựng đứng. Ngọn của những lông này hơi xuôi về phía sau. Cuối cánh cứng những lông này dày hơn và xếp thành hàng hoàn chỉnh.

Phiến thuỗn mở, hình chữ nhật, có chiều rộng gần bằng hai lần chiều dài.

Trứng có hình quả bí đao ngắn màu trắng sữa.

Sâu non màu trắng sữa, ngực khoẻ, ba đôi chân ngực rất khoẻ.

Nhộng trần màu trắng sữa.

Dinoderus brevis Horn

Phân bố ở vùng Ấn Độ, Malayxia.

Ở Việt Nam tìm thấy ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên).

Gỗ ký chủ là các loài tre nứa.

Mọt dài 3,3mm. Về hình thái bên ngoài rất giống loài D.minutus, chỉ khác các loài khác là D.brevis có 11 đốt râu đầu, hai răng giữa của hàng răng thứ nhất của tấm lưng ngực trước không to hơn và khoảng cách giữa haí răng này không lớn hơn các răng kế tiếp. Phiến thuỗn có chiều rộng bằng hai lần chiều dài.

Dinoderus distinctus Lesne

Phân bố ở Phillipin. Ở Việt Nam mới tìm thấy ở Đồng Hỷ (Thái Nguyên) tháng 6 năm 1969.

Gỗ ký chủ là các loài tre, nứa.

Mọt trưởng thành màu nâu, chiều dài 3 – 3,1mm, rộng 1mm, râu đầu có 10 đốt, đốt thứ hai của chuỳ râu (đốt thứ 9) có chiều rộng bằng 1,5 lần chiều dài. Một đặc điểm để phân biệt với các loài khác trong giống là Dinoderus dictinctus cố đường ngấn bên ở ngực trước nối liền với hàng răng thứ nhất của mép trước tấm lưng ngực trước. Hai vết lõm ở giữa phần sau của tấm lưng ngực trước không có hoặc rất mờ.