Kỹ thuật trồng ớt

Hình đại diện Kỹ thuật trồng ớt
Hình đại diện Kỹ thuật trồng ớt

Đất trồng ớt

Ớt là loại cây dễ thích nghi, không kén đất nhưng nếu muốn thu năng suất cao thì nên trồng ở những nơi đất cao, dễ thoát nước. Những nơi đất có độ ẩm cao dễ làm cho ớt bị thối rễ, héo cây.

Chọn đất trồng ớt phải là đất lắm mùn, trước đó chưa trồng các loại cây cùng họ (ít nhất một vụ). Đất cần cày ải trước 15 ngày. Xử lý đất nếu đất có sâu, trùng bằng vôi bột hoặc faradan. Đất trồng ớt phải đánh luống cao khoảng 20 – 30cm, rộng khoảng 1,2 – 1,4m. Ở những nơi đất xám, đất cát có thể đánh luống cao và hơi dốc mặt để dễ thoát nước.

Việc trồng ớt cũng tùy thuộc vào từng loại. Ớt sừng trâu trồng cách nhau 50cm, mỗi luống trồng 2 hàng dọc gần nhau (mật độ 30.000 – 33.000 cây/ha) giống ớt chỉ thiên thì khoảng cách giữa hai hàng là lm, khoảng cách giữa cây trong hàng là 40 – 50cm (mật độ 23.000 – 25.000 cây/ ha). Ớt rau cũng cách hàng khoảng 1m, cây cách cây 50 – 60cm (mật độ 22.000 – 23.000 cây/ ha).

Ươm cây ớt

Gieo ớt con thường gieo lên luống. Đất gieo hạt cũng phải được chuẩn bị kỹ: lấy 10 – 15kg phân chuồng hoai trộn với 1 – 2 kg phân lân rồi rải đều trên diện tích 20m2. Đánh đất ươm thành luống cao 10 – 15cm. Mật độ gieo hạt là 20 gam/20m2. Người ta thường trộn đều hạt ớt với tro bếp, đất mùn… rồi đem vãi lên mặt luống. Sau đó dùng cào nhỏ cào đều để cho hạt ớt chìm sâu xuống mặt đất. Tiếp đó dùng rơm rạ hay lá chuối phủ lên trên, tưới nhẹ để làm ẩm đất.

Sau khi cây con bắt đầu mọc, ta nên chú ý giữ mức độ ẩm và cường độ ánh sáng vừa phải. Ngày nay, người ta hay dùng tưới ni lông để phủ. Túi ni lông sẽ bảo vệ cây trong mưa lớn, tránh nóng, tránh bốc hơi và tháo ra cuộn vào rất dễ.

Mỗi lần tưới nước cần chú ý nhổ các cây cỏ mọc chen vào luống ớt. Ớt con tốt phải mọc đều, xanh đều, không vàng lá. Nếu bị vàng lá nên pha loãng 50 – 100gam urê để tưới 20m2 đất. Sau khi tưới đạm phải tưới nước để tránh đạm làm cháy cây.

Nếu lá quá xanh thì tưới bằng phân kali. Bón tro bếp và tưới kali sẽ làm cây cứng cáp, dễ sống. Quan sát đến khi ớt ra 6 lá, cao 10 – 15 cm là có thể đưa ra trồng được.

Chăm sóc ớt

Đưa ớt ở vườn ươm ra trồng ở các luống, tưới nước để cây dễ hút ẩm. Gặp hôm trời nắng to nên tìm cách để che đậy, tránh ánh nắng dọi trực tiếp.

Sau khi trồng 5-7 ngày nên kiểm tra xcm có cây nào chết thì phải giâm lại cho đủ mật độ.

Chăm sóc ớt phát chú ý giữ độ tơi xốp cho đất. Nhất là sau cơn mưa đất bị nén thì xới đất lên cho thoáng khí, giúp cho cây lớn nhanh. Khi thấy có cỏ cần phải xới cỏ, xới đất cho đều.

Trồng khoảng 10 ngày cây sẽ trở lại bình thường, màu xanh sẽ dược phục hồi. Đến lúc đó cần bón thúc khoảng 50 – 60 kg urê hay 120 – 150 kg phân NPK rồi vun gốc. Khi cây bắt đầu bói nụ nên bón thêm 5-7 tấn phân chuồng hoai, 80 – 100 kg urê, 150 kg lân, 50 kg ka li cho 1 ha. Khi bón phân nên đào rãnh cách gốc 20cm rồi bỏ phân vun đất lấp gốc. Tiếp đó tưới nước để cho phân ngấm dần. Tuỳ thuộc vào chất đất để quyết định lượng nước tưới sao cho nước vừa đủ ngấm, không ướt quá mà cũng không nên khô quá.

Muốn cho ớt ra nhiều cành, nhiều quả ta nên có thao tác bấm ngọn. Việc bấm ngọn để thúc cho cây ra cành phụ. Thông thường người ta bấm ngọn trước khi cây ớt ra hoa (khoảng 30 – 40 ngày sau khi trồng). Có những cây ớt ra quá nhiều cành thì nên tỉa bớt các cành yếu để dồn sức cho các cành khác đơm hoa kết trái. Việc bấm ngọn, tỉa cành là những thao tác làm cho cây nhận đủ ánh sáng, nhận đủ chất cho quá trình phát triển.

Thu hoạch ớt chín

Khi trái chín, quả bắt đầu chuyển sang màu đỏ là có thể thu hoạch được. Ớt tươi dùng để chế biến trực tiếp trong các món ăn hàng ngày. Ớt chín có thể chế biến thành tương.

Thu hoạch ớt rau

Ớt rau thường dùng để xào nấu thay rau vì nó có vị ngọt, không cay. Lấy ớt không nên hái lúc già quá. Phải quan sát khi trái ớt bắt dầu nhạt dần màu xanh thì có thể thu hoạch được. Ớt rau thu hoạch cũng chế biến thành món ăn trực tiếp.

Chế biến ớt bột

Ớt chín phơi khô, đem nghiền thành ớt bột. Ớt bột có thể chế biến thành cari cũng có thể để nguyên chất rồi dùng dần.