Cách nhân giống cây sứ thái lan

Hình đại diện Cách nhân giống cây sứ thái lan
Hình đại diện Cách nhân giống cây sứ thái lan

Hiện nay, chưa có một thống kê nào đáng tin cậy cho biết đích thực đã có bao nhiêu giống Sứ Thái Lan có mặt trên thị trường hoa kiểng. Chi biết rằng con số đó đã lên cao đến vài ngàn giống, chứ không phải ít.

Được biết, Sứ Thái Lan có 5 loài, và từ 5 loài đó, các nghệ nhân hoa kiểng bậc thầy của thế giới đá dày công lai tạo ra những giống mới càng năm càng nhiều thêm. Đó là điều đáng mừng, vì rằng những giống mới đa số là những giống mang những đặc tính tốt và có phần nào khác lạ về thân, lá cũng như hoa.

Trước đây chúng ta chỉ được chiêm ngưỡng mỗi một giống Sứ hoa đỏ ống phễu màu hồng lợt, nhưng nay đã có thêm nhiều giống mới lạ như thân thấp, tán gọn, lá nhiều màu rìa lá lại có viền, còn hoa thì thay vì cánh trơn giờ lại thêm cánh dún ngộ nghĩnh, đó là chưa nói đến màu sắc vô cùng đa dạng lại tuyệt đẹp.

Nếu so với hoa Hồng thì sự “tiến hóa” của Sứ Sa Mạc quả là nhanh hơn gấp bội. Mới chỉ có một thế kỷ nay thôi mà từ cây Sứ Sa Mạc bình thường, không có gì nổi bật lắm, nay đã biến thành mấy ngàn giống khác lạ và ngàn lần tươi đẹp hơn. Trong khi đó hoa Hồng đã có mặt từ mấy chục ngàn năm nay, nhưng sự đổi mới của nó cũng chưa có gì gọi là …có sự bức phá ngoạn mục. Mặc dầu của đáng tội, ngày nay ta cùng được chơi những giống Hồng lạ và đẹp như các giống Prince de Monaco Queen Elizabeth, Gold Medal, Lady Rose …

Tất nhiên, giống hoa nào cũng có cái đẹp riêng của nó, và có giá trị riêng của nó. Ngàn đời trước cho đến vạn đời sau, chắc chắn địa vị của hoa Hồng cũng vẫn cao hơn hoa sứ với một khoảng cách xa.

Sứ Thái Lan có 5 loài sau đây:

1/ ADENIUM OBESUM SSP bochmianam (Sching) G.Rowley: loài này có lá to, đầu lá hơi tả, mép lá gọn sóng, sắc hoa màu hồng và tím.

2/ ADENIUM OBESUM SSP Obeifolium (Stapf) G. Rowley: loài này một phần thân mọc chìm dưới mặt đất, phần thân nổi lên mọc bình thường. Điều khác lạ là phần thân chìm dưới đất có lõi cứng, còn phần thân còn lại lõi lại mềm. Loài này mặt trên của lá có nhiều lóng tơ.

3/ ADENIUM OBESUM SSP Somalense (Baef. F) G. Rowley: Loài này phiến lá hẹp và dài, mặt trên láng mặt duới màu xanh lợt. Hoa màu trắng và hồng.

4/ ADENIUM OBESUM SSP Swazicum (Stapn G. Rowley): Loài nảy một phần thân cũng mọc chìm dưới mặt đất, lá hình trứng hơi dày, mặt dưới các lá non có lông tơ. Hoa trắng và đỏ, mọc ở đầu ngọn cành.

5/ ADENIUM OBESUM SSP Socotranum (Vierh) Lavranos: Loài này cây thấp, tán gọn, mặt lá trơn láng và sắc hoa màu hồng.

Năm loài Adenium Obesum vừa kể thuộc họ Apocynaceae xuất xứ từ các hoang mạc vùng Caribe, coi như là tổ tiên của các giống Sứ Thái Lan mà chúng ta đang trồng hiện nay.

Cách nhân giống: Để có số lượng nhiều cây con mà trồng, từ trước đến nay ta có hai cách để nhân giống. Một là nhân giống hữu tính (gieo hột), hai là nhân giống vô tính (giâm cành, chiết cành và ghép tháp cành).

Việc nhân giống của hoa kiểng nói chung và Sứ Thái Lan nói riêng, với nghệ nhân nghiệp dư không cần đòi hỏi phải tạo được độ chính xác cao về thuần giống. Việc này là của các nhà chuyên môn. Công việc của họ đòi hỏi có sự nghiên cứu sâu xa từ ngoài vườn cho đến trong phòng thí nghiệm, đòi hỏi sự tốn kém nhiều về thời gian cũng như công sức, cùng như trí lực.

Ở đây chúng tôi chỉ trình bày hai phương pháp nhân giống hữu tính và vô tính:

– Nhân giống hữu tính: Đây là phương pháp nhân giống có từ lâu đời, nhưng ngày nay vẫn được nhiều người áp dụng. Đó là cách dùng hột của cây Sứ Thái Lan nào mang những đặc tính tốt như: sai hoa, hoa lớn và màu sắc hoa đẹp. Nếu kén chọn kỹ một chút thì cây hoa đó từ nhỏ đến lớn không mắc một thứ bệnh tật nào, có sức đề kháng cao trước mọi loại bệnh hại. Những hột giống này sau khi lựa ra những hột đúng chuẩn sẽ đem gieo và sau này lên những cây hoa con mang những đặc tính tốt của cây mẹ. Trên nguyên tắc thì vậy, nhưng thực tế thường không được vậy, vì đã chắc gì trong sự thụ phấn của hoa không có sự lai tạo từ phấn hoa của cây khác do côn trùng vô tình mang lại. Thế nhưng, dù có đúng như vậy đi nữa thì cây con cũng mang trong thân nó được 50 % đặc tính tốt từ cây hoa mẹ.

– Nhân giống vô tính: Đây là phương pháp mới được áp dụng sau này tạo ra cây con từ một phần của thân cây mẹ (như cành nhánh hoặc thân) . Mà mang đúng đặc tính của cây mẹ qua cách giâm cành, chiết cành và ghép cành. Thực hiện theo phương pháp này sẽ không đem lại cho ta nhiều cây con, như phương pháp trên.

1/Gieo hột: Như quý vị đã biết, Sứ Thái Lan tuy rất sai hoa, nhưng do ống hoa quá nhỏ gây trở ngại cho côn trùng chui vào làm việc thụ phấn, nên số trái đậu không nhiều. Đã thế, nếu không biết cách bảo quản trái già từ khi còn dính trên cây thì việc thu hoạch hột giống cũng khó khăn, nếu không muốn nói là … mất sạch ! Vì khi chín, vỏ trái sẽ tự tách ra để tung hết hột văng ra ngoài. Hột hoa Sứ đã nhỏ lại có hai chùm lông tơ vừa mịn vừa dài nằm hai đầu hột, gặp gió túm lông bung ra như hai cánh chim nương theo gió mà bay xa.

Số hột trong trái Sứ tuy khá nhiều, nhưng cùng có nhiều hột lép không dùng được. Ta nên lựa những hột tơ tròn làm giống, và phải vặt bỏ hết những lông tơ bám trên hột mới đem gieo.

Hột tươi lấy từ trên cây xuống đem gieo ngay cũng được, nhưng kết quả không bằng đem hong gió một ngày cho sẽ khô rồi ngâm nước một đêm có pha với dung dịch thuốc kích thích ra rễ, như vậy mau nẩy mầm hơn.

Đất gieo dù trong chậu hay trên líp phải tơi xốp và làm sạch hết tạp chất cũng như cỏ dại.

Việc gieo hột không nên gieo xuống đất quá sâu, chỉ sâu độ vài phân là vừa. Nếu đặt hột giống sâu sẽ ảnh hưởng xấu đến việc nẩy mầm và mọc mầm do không hấp thụ đúng mức nhiệt độ và ẩm độ của đất.

Nên tưới sương sương ngày một lẫn trong thời gian chờ hột nảy mầm để giúp đất đủ ẩm, giúp hột nẩy mầm nhanh. Chỉ khi cây con lên được vài ba lá mới bón thúc phân đạm để “hà hơi tiếp sức” cho cây tăng trưởng mau. Khi cây con được vài tháng tuổi, cứng cáp mới bứng ra trồng vào nơi cố định mà mình đã tính trước …

2/ Giâm cành: Giâm cành là cách nhân giống dễ nhất so với những phương pháp khác.

Cành giâm có thể là cành của cấy Sứ Thái Lan, hay là khúc ngọn của cây. Điều đòi hỏi đầu tiên là cành giâm không được non quá và cũng không được già quá.

Cành mà da ngoài còn xanh là cành non, giâm khó sống. Còn cành có da màu mốc xám tức là cành chưa già mà cũng không còn non, đem giâm tỷ lệ sống rất cao. Điều đòi hỏi thứ hai là cành giảm phải có tối thiểu hai nhánh. Một nhánh to dùng làm thân, và nhánh nhỏ hơn sẽ là cành. Nếu chỉ một nhánh đơn lẻ, sau này khó tạo cho cây tán đẹp.

Khi cắt cành phải dùng dao bén, lưỡi mỏng, cắt ngang và vết cắt cho thật ngọt, như vậy sau này rễ sẽ mọc đều. Không nên cắt xéo, rễ sẽ mọc không đều, cây yếu.

Việc cắt cành nên thực hiện vào buổi sáng sớm cây còn càng nhựa, cắt xong nên chúc ngọn xuống đất, chĩa vết cắt lên trời, sau đó dùng ổ nhện rịt lên vết cắt để bít mạch mủ và nhựa không cho chảy nữa. Có thể dùng bông gòn bôi sạch vết cắt cho khô nhựa. Nên trẩy bỏ một phần lá già, và giữ lại các lá non mọc đầu cành.

Cành giâm sau khi cầm mủ, đem treo ngược lên chỗ thoáng mát như sà nhà chẳng hạn khoảng ba bốn ngày sau đem giâm. Với Sứ Thái Lan việc này không ảnh hưởng gì đến sự sống của cành giâm cả.

Còn vết cắt của cây mẹ cũng phải tìm cách cầm mủ và nhựa cho khỏi chảy. Nơi này khi lành sẽ nảy ra nhiều nhánh mới và cho nhiều hoa hơn. Trong thời gian chưa giâm cành, ta chưa sữa soạn đất để giâm. Đất không cần trộn phân nhưng phải tơi xốp tưới sơ qua cho đủ ẩm là được.

Nếu giâm trong chậu hay trong giỏ tre (trồng kinh doanh) thì nên tạo lỗ thoát nước tốt, vì dễ úng thủy việc giâm cành sẽ thất bại.

Trước khi đặt cành giâm xuống đất, ta dùng dao bén lạng bỏ lớp mày của mặt cắt. Đặt cành xuống đất như cách trồng cây bình thường, nhưng phải dùng cây chống với lạt buộc để giữ cây khỏi nghiêng ngả. Sau đó dời chậu vào nơi thoáng mát, trên có mái che để tránh nắng rọi mưa tạt.

Chỉ khi nào thấy lá non xuất hiện là biết chắc cành giâm đã ra rễ, đã sống, trở thành một cây con thực sự. Giai đoạn này cần phải chăm sóc kỹ như vun gốc, vô phân, và đem cây ra tiếp xúc với nắng từ từ …

3/ Chiết cành: Chiết cành là chọn một cành trên thân cây mẹ, với chiều dài khoảng 25 phân đến 40 phân. Nên chọn cành té ra hai hoặc ba nhánh mới tốt, sau này để tạo tán đẹp cho cây.

Cách chiết cành Sứ Thái Lan cũng như cách chiết cành của nhiều giống cây khác. Trước đó, ta chọn một chỗ thích hợp để chiết, nơi này cây không bị thương tật, rồi dùng dao bén mũi nhọn, bóc một đoạn vỏ độ 3 phân, để như vậy vài ba ngày cho se mặt rồi mới tiến, hành việc chiết.

Dùng rễ lục bình giặt sạch, vắt ráo nước hoặc rơm rạ mục trộn với đất mùn cũng được đem bó quanh đoạn vỏ bị bóc. Sau đó dùng bao ny lông bó chặt bên ngoài, hai đầu bao phải cột chặt để giữ ẩm, đồng thời tránh nước mưa hay nước tưới lọt vào bầu chiết.

Khoảng một tháng sau rễ đã mọc ra trong bầu chiết. Khi thấy rễ trổ màu nâu lợt là rễ đã “già” là lúc cắt nhánh rời khỏi cây mẹ để trồng vào chậu.

Thời gian đầu do bộ rễ còn non nên phải dùng que chống đỡ cho cây đứng vững. Vun gốc cũng nhằm vào mục đích này.

4/ Ghép cành: Ghép cành là cách tách “mắt ghép” hay tách cành của một cây Sứ mẹ ra ghép vào gốc ghép của một cây Sứ khác.

Cây làm gốc ghép thường là cây … bị chê do tán lá

Nhờ vào cách ghép nảy mà ta có thể tạo ra một cây Sứ có nhiều sắc hoa trắng, đỏ, tím, hồng … trông rất lạ mắt.

Ghép Sứ Thái Lan có nhiều cách, như ghép nên nêm, ghép mắt. Nếu khéo tay sẽ đem lại tỷ lệ cây sống cao.

– Ghép nêm: Nói là “gốc ghép” không có nghĩa là chỉ dùng đoạn gốc của cây để ghép không thôi, mà thường thì dùng cành của cây làm gốc ghép đó để ghép. Ghép nêm là cách ghép cành của một cây khác mang những ưu điểm tốt với cành của gốc nêm.

Khi quyết định đoạn cành nào làm “gốc nêm” để ghép cành mói, ta dùng dao bén vạt xéo thành hình chữ Y, đó là lỗ nêm để ghép cành mới vào.

Nhánh ghép được chọn từ một cây mẹ mang nhiều đặc điểm như sai hoa, hoa to và đẹp. Nhánh ghép này không cần quá dài, từ 3 đến 5 phân là vừa. Nhánh ghép được cắt lìa khỏi cây mẹ rồi cũng vạt “gốc” thành hình cái nêm (chữ V) sao cho khi ghép vào “nêm” và “lỗ nêm” trùng khít với nhau mới tốt. Thường thì những vị nào khéo tay hay quen việc mới làm khéo việc này.

Điều cần là cành của gốc ghép không được quá lớn đối với cành ghép, và cành ghép cũng không nên non quá cũng không nên già quá. Cách ghép này cần phải thao tác nhanh, để dây dưa cây ráo mủ sẽ không đem lại kết quả tốt.

Ghép xong, ta dùng dây cao su quấn chặt lại để giữ cho khớp ghép không bị xê dịch. Mặt khác, dùng bao ny lông phủ chụp lên cành ghép, xuống quá vết ghép một đoạn, rồi nhớ cột chặt miệng bao lại để tránh nước mưa hay nước tưới xâm phạm vào có thể làm thối vết ghép.

Một cây làm gốc ghép có thể tiến hành ghép năm bảy cành trong một buổi vẫn được, không nhất thiết phải chờ cành ghép này lành lặn mới ghép qua cành khác.

Nên dời chậu vào nơi thoáng mát, tránh mưa nắng trong vài tuần. Thời gian này chỉ tưới sơ qua ở gốc giúp cây đủ ẩm. Một tuần sau khi ghép, ta có thể nhẹ tay tháo bỏ bao ny lông ra. Nếu cành còn xanh tươi ta nên mừng vì việc ghép đã thành công …

– Ghép mắt: Ghép mắt là cách ghép đơn giản, không khó lắm, nhưng tiếc là tỷ lệ mắt ghép sống thấp. Lý do quan trọng nhất có lẽ mạch nhựa của gốc ghép không thông thường được với mắt ghép ngay từ phút đầu mới ghép, mà cùng có thổ do sự tác hại của nấm …

Cách ghép này là dùng “mắt ghép” được tách ra từ cây Sứ mẹ, để ghép vào thân hay cành cày Sứ làm gốc ghép. Nếu thành công thì gốc ghép sẽ sống và đâm chồi non. Còn nếu ghép thất bại thì mắt ghép bị chết, đổi từ màu xanh sang nâu hoặc thối rửa hay khô.

Cách thao tác như sau:

Dùng dao bén mũi nhọn, rạch một hình tam giác hay một dạng hình nào đó quanh cuống lá đã rụng trên nhánh của cây Sứ mẹ để làm mắt ghép. Ngay sau đó, cũng dùng mũi nhọn của dao nhẹ nhàng tách “mắt ghép” ra. Việc nảy làm không khó, vì chỉ có việc tách một tí vỏ ra khỏi nhánh mà thôi.

Bên phía gốc ghép, sau khi chọn một chỗ để đặt mắt ghép vào, ta cũng dùng mũi dao nhọn rạch vào lớp da một hình bằng và giống kích cỡ với mắt ghép, rồi tách lớp vỏ đó bỏ đi.

Việc kế tiếp là khéo léo đặt mắt ghép lọt thỏm vào sao cho trùng khít với chỗ trồng phần vỏ gốc ghép vừa lột ra. Dùng dây cao su buộc chặt vài ba vòng quanh chỗ ghép để giữ mắt ghép dính chặt vào, không thể bong tróc ra được khỏi chỗ ghép.

Công việc đó với người thạo việc chỉ làm mười phút là xong.

Một tuần sau, mở dây cao su ra, nếu thấy mắt ghép còn xanh là sống. Thừi gian sau, mắt ghép sẽ ra chồi non và chồi non này sẽ đóng vai trò là cành chính của gốc ghép. Đoạn cành cũ trên cành mới bị cắt bỏ để cây dồn sức nuôi cành mới phát triển mạnh, và ra hoa đẹp như hoa của cây mẹ.

Cách ghép cành, ghép mắt được coi là cách lai tạo đon giản để tạo một cây ra được nhiều sắc hoa, hay nhiều sắc lá vừa lạ vừa đẹp. Có điều nhân giống theo phương pháp vô tính không thể tạo được số lượng cây con nhiều bằng phương pháp nhân giống hữu tính. Có điều may là Sứ Thái Lan có thể giâm cành sống dễ dàng, nên trong những đợt cắt cành sau khi hoa tàn để cây nẩy sinh ra những nhánh mới cho nhiều hoa hơn, thì những cành được cắt ra đều được nhả vườn tận dụng đem giâm để có thêm một số cây mới.

Sứ Thái Lan là giống cây kiểng dễ trồng, dễ sống, việc nhân giống thường đem lại kết quả tốt. Không những giới nuôi trồng để kinh doanh, mà người chơi nghiệp dư chỉ trồng tầm ba chậu cũng có nhiều cơ hội bắt tay vào việc nhân giống để trước hết lai tạo ra được nhiều cây mới mà trồng, cái lợi sau đó là giúp mình có nhưng phút giây giải trí thú vị. Cái gì thuộc về “cây nhà lá vườn” dù dở mấy cũng …ngon !